backup og meta

Trẻ em tiêm vắc xin 6 trong 1 có sốt không? Tác dụng phụ và cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm

Trẻ em tiêm vắc xin 6 trong 1 có sốt không? Tác dụng phụ và cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm

Vắc xin 6 trong 1 là một trong những loại vắc xin đầu tiên mà bé được tiêm. Tuy nhiên, trước những thông tin về việc chủng ngừa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, điển hình là sốt cao, nhiều phụ huynh e ngại không muốn đưa trẻ đi chích. Vậy, trẻ tiêm 6 trong 1 có sốt không? Có tác dụng phụ nào khác sau khi tiêm không? Và chăm sóc trẻ bị sốt sau tiêm như thế nào?

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Tổng quan về vắc xin 6 trong 1

tiêm vắc xin 6 trong 1 có sốt không

Trước khi trả lời câu hỏi “tiêm 6 trong 1 có sốt không?”, cần tìm hiểu kỹ về loại vắc xin này. Vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là loại vắc xin phối hợp, giúp trẻ phòng ngừa được 6 loại bệnh nguy hiểm chỉ trong một mũi tiêm, bao gồm:

Việc cho trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 vừa làm giảm số lần tiêm vừa giúp cha mẹ tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm phòng. 

Phụ huynh nên cho trẻ tiêm loại vắc xin này theo lịch chủng ngừa hoặc chỉ định của bác sĩ. Thông thường, vắc xin 6 trong 1 cần được tiêm ít nhất 3 mũi cơ bản. Mỗi mũi tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày. Cụ thể:

Ngoài ra, có thể tiêm nhắc lại lần 4 khi trẻ được 18 tháng tuổi và tiêm thêm mũi thứ 5 khi bé 4 – 5 tuổi để tăng cường miễn dịch, ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

Trên thực tế, đối với từng bé khác nhau, lịch tiêm chủng có thể chậm trễ hơn so với kế hoạch (do hết thuốc hoặc trẻ bị bệnh…). Tuy nhiên, không nên vì đợi thuốc mà kéo dài thời gian chủng ngừa cho trẻ.

Mời bạn đọc tiếp những phần sau để biết được “tiêm 6 trong 1 có sốt không?”.

Các loại vắc xin 6 trong 1 hiện có ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành 2 loại vắc xin 6 trong 1 của hai nhà sản xuất uy tín ở Pháp và Bỉ. Về cơ bản, hiệu quả phòng bệnh của cả 2 loại vắc xin này là giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau trong trường hợp hết vắc xin. 

  • Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim: do công ty dược phẩm đa quốc gia của Pháp sản xuất. Đây là loại vắc xin đã được pha chế sẵn và đóng gói trong xi-lanh, có thể sử dụng ngay. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình tiêm phòng, rút ngắn thời gian tiêm chủng, hạn chế nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác và đảm bảo liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. Vắc xin này chứa 2 thành phần kháng nguyên ho gà là PT và FHA. Tỷ lệ xảy ra phản ứng nguy hiểm của Hexaxim là 1/1.000.000 liều. 
  • Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa: được sản xuất bởi hãng dược phẩm GlaxoSmithKline của Bỉ. Đây là loại vắc xin cần pha hoàn nguyên các thành phần trước khi tiêm chủng. Trong đó, các thành phần HBV-IPV-DTP được sản xuất ở dạng hỗn dịch và đóng sẵn trong ống bơm kim tiêm, còn thành phần HIB được sản xuất ở dạng bột đông khô và đóng trong lọ nhỏ. Infanrix hexa chứa 3 thành phần kháng nguyên ho gà vô bào, bao gồm độc tố ho gà PT, ngưng kết tố hồng cầu dạng sợi Filamentous hemagglutinin (FHA) và Pertactin (PRN). Tỷ lệ xảy ra phản ứng biến chứng nguy hiểm của vắc xin này là 4,2/1.000.000 liều tiêm.

Đến đây, câu hỏi được đặt ra là: “tiêm 6 trong 1 có sốt không?”.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ tiêm 6 trong 1 có sốt không?

trẻ tiêm 6 trong 1 có sốt không

Mặc dù việc chủng ngừa cho trẻ em là cần thiết nhưng nhiều phụ huynh chần chừ trong việc chủng ngừa vì lo ngại không biết liệu trẻ tiêm 6 trong 1 có sốt không. Thực tế, vắc xin 6 trong 1 rất an toàn. Vì không chứa bất kỳ vi khuẩn hay virus sống nào, nên trẻ em không có nguy cơ mắc bệnh từ các thành phần của vắc xin. Khác với mũi tiêm 5 trong 1 ComBE Five chứa thành phần ho gà loại toàn tế bào, vắc xin 6 trong 1 chỉ chứa thành phần ho gà vô bào (kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn). Vì thế, loại vắc xin này ít gây các phản ứng phụ cho trẻ sau khi tiêm.

Tuy nhiên, bởi vì sốt là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của tiêm chủng và vì sức đề kháng của trẻ lúc này còn rất yếu, nên khoảng 1/10 trẻ có biểu hiện sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1. Do đó, “có” là câu trả lời cho băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh: “tiêm 6 trong 1 có sốt không?”. Sốt sau khi tiêm chủng cho thấy hệ thống miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin. Từ đó, khả năng miễn dịch chống lại virus hoặc vi khuẩn mà vắc xin nhắm đến sẽ được tạo ra.

Tùy vào từng thể trạng mà mỗi bé sẽ có một biểu hiện sốt khác nhau. Trong đó, rất hiếm trường hợp sốt cao trên 39,5 độ C. Thông thường, trẻ phát sốt sau khi tiêm từ 6 – 12 giờ, rồi tự khỏi trong vòng 1 – 2 ngày mà không bị bất kỳ di chứng gì.

Bạn có thể quan tâm Trẻ tiêm mũi 5 trong 1 bị sốt mấy ngày? Nguyên nhân sốt sau khi tiêm và cách xử lý

Tác dụng phụ của vắc xin 6 trong 1

Như vậy, thắc mắc “tiêm 6 trong 1 có sốt không?” đã được giải đáp. Phụ huynh có thể yên tâm nếu trẻ có biểu hiện sốt dưới 39 độ C sau khi chủng ngừa. Ngoài sốt nhẹ, trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1 còn có thể bị một số tác dụng phụ khác, bao gồm:

  • Đau, sưng tấy, mẩn đỏ tại vết tiêm
  • Chán ăn, bỏ bú
  • Dễ cáu gắt
  • Quấy khóc
  • Khó chịu, khó ngủ
  • Nôn mửa

Đây là những phản ứng rất nhẹ và phổ biến ở trẻ sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trẻ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

Mặc dù những trường hợp này thường rất hiếm, tuy nhiên, nếu gặp phải, cần đưa trẻ đi cấp cứu để kịp thời chữa trị.

Chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm mũi 6 trong 1

chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm 6 trong 1

Khi đã có được lời đáp cho câu hỏi “tiêm 6 trong 1 có sốt không?”, cha mẹ cần tìm hiểu một số cách chăm sóc trẻ bị sốt do chủng ngừa hiệu quả. Tham khảo những biện pháp đơn giản dưới đây để có thể làm giảm thân nhiệt cho trẻ một cách an toàn: 

  • Đảm bảo bé không mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp quá nhiều chăn hay dùng chăn dày.
  • Để ý các dấu hiệu mất nước như ít tã ướt hơn, miệng khô và mắt trũng sâu để can thiệp kịp thời. 
  • Cho trẻ uống nhiều nước và bú thường xuyên.
  • Không dùng paracetamol cho trẻ dưới 2 tháng.
  • Không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 3 tháng, trẻ cân nặng dưới 5kg hoặc trẻ bị hen suyễn.

Cần lưu ý rằng điều quan trọng không phải là vấn đề trẻ tiêm 6 trong 1 có sốt không mà là nhiệt độ cơ thể của bé thay đổi như thế nào sau khi chủng ngừa. Nếu trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và hạ sốt kịp thời.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh việc “tiêm 6 trong 1 có sốt không?”, đồng thời giúp bạn biết được một vài cách hạ thân nhiệt cho bé đang sốt.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

6-in-1 Vaccine https://vk.ovg.ox.ac.uk/vk/6-in-1-vaccine Ngày truy cập: 05/01/2022

6-in-1 Vaccine https://patient.info/childrens-health/immunisation/dtap-polio-and-hib-immunisation Ngày truy cập: 05/01/2022

Fever and Vaccines https://www.chop.edu/centers-programs/vaccine-education-center/vaccine-safety/fever-and-vaccines Ngày truy cập: 05/01/2022

6-in-1 vaccine: side effects https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/6-in-1-vaccine-side-effects/ Ngày truy cập: 05/01/2022

6-in-1 vaccine overview https://www.nhs.uk/conditions/vaccinations/6-in-1-infant-vaccine/ Ngày truy cập: 05/01/2022

Why might my baby have a fever after injections? https://www.madeformums.com/baby/why-might-my-baby-have-a-fever-after-injections/ Ngày truy cập: 05/01/2022

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM VẮC XIN 6 IN 1 https://quangkhoi.org/vn/tin-tuc-xem-nhung-dieu-can-biet-khi-dua-tre-di-tiem-vac-xin-6-in-1/ Ngày truy cập: 05/01/2022

Phiên bản hiện tại

06/01/2022

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 06/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo