backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh, tránh biến chứng?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Trương Minh Tấn Đạt · Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 2


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 19/09/2023

    Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để mau khỏi bệnh, tránh biến chứng?

    Tay chân miệng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em và là nỗi lo của không ít cha mẹ. Nếu chẳng may bé yêu mắc phải căn bệnh này, để con mau khỏi bệnh, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn điều trị và phương pháp chăm sóc đúng cách của bác sĩ, phụ huynh cần hiểu rõ trẻ bị chân tay miệng nên kiêng gì.

    Những thông tin trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu rõ trẻ bị chân tay miệng nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng!

    Tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

    Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em, do virus Coxsackievirus A16, Coxsackievirus A6 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh khiến trẻ bị nổi mụn nước ở tay, chân, trong miệng và thường ở vùng ‘tã lót’. Sốt cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

    Mặc dù bệnh tay chân miệng thường nhẹ nhưng lại rất dễ lây lan. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Bệnh có xu hướng phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa.

    Việc điều trị tay chân miệng nhanh chóng và đúng cách có thể giúp bệnh nhi mau khỏi bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn. Vậy, trẻ bị chân tay miệng nên kiêng gì để bệnh nhanh hết? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

    Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị chân tay miệng nên kiêng gì để mau hồi phục, tránh biến chứng? 

    1. Kiêng gãi, chạm hoặc làm vỡ mụn nước

    trẻ bị tay chân miệng kiêng gì: kiêng gãi

    Các nốt mụn nước do bệnh tay chân miệng gây ra cần được giữ sạch sẽ, hạn chế tối đa các tác động không cần thiết để tránh gây đau, nhiễm trùng, phát tán virus. Điều này có nghĩa là, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ không được chạm, gãi hoặc cố gắng làm vỡ các nốt mụn nước. Hãy nên để chúng khô tự nhiên. Đồng thời, bé cũng không nên cho đồ chơi vào miệng để phòng ngừa vô tình làm vỡ mụn nước trong miệng. 

    2. Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì? Kiêng nơi đông người

    Tay chân miệng là căn bệnh rất dễ lây lan. Do đó, nếu bé nhà bạn đang mắc bệnh, cần cho trẻ ở nhà, chăm sóc trong phòng riêng, tránh để con tiếp xúc với những bé khác.

    Đối với người lớn, sau khi chăm sóc bé, cần rửa sạch tay với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh để hạn chế lây lan mầm bệnh ra cộng đồng. 

    3. Kiêng cử chỉ thân mật, tiếp xúc trực tiếp

    Khi bị bệnh, bé thường mệt mỏi, muốn được vỗ về, ôm ấp. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, bệnh tay chân miệng có thể lây lan nếu bạn tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, mụn nước hoặc phân của trẻ nhiễm bệnh. Do đó, nếu đang thắc mắc “Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì?”, thì cần dặn dò trẻ tránh ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với người khác khi đang bị bệnh và ngược lại. 

    4. Bé bị chân tay miệng kiêng gì? Kiêng dùng thuốc aspirin

    trẻ bị tay chân miệng kiêng gì: kiêng uống aspirin

    Sốt là một triệu chứng phổ biến ở trẻ bị tay chân miệng. Nếu cha mẹ muốn hạ sốt cho bé bằng thuốc hạ sốt không kê đơn, hãy dùng acetaminophen theo liều lượng dựa trên cân nặng của trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dùng aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye gây tổn thương não và gan của bé.

    5. Kiêng dùng dụng cụ ăn uống có cạnh sắc nhọn

    Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì để tránh bị đau trong quá trình ăn uống hàng ngày? Câu trả lời là không sử dụng muỗng, nĩa… có cạnh sắc nhọn. Nguyên nhân là vì các vật dụng này có thể làm tổn thương các vết loét bên trong miệng của bé, gây ra những cơn đau, khó chịu, thậm chí làm vỡ mụn nước. Trẻ cũng có thể vì thế mà chán ăn, bỏ bữa.

    6. Trẻ bị chân tay miệng kiêng gì? Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân

    Khi trẻ bị tay chân miệng, cần kiêng cữ điều gì để tránh phát tán mầm bệnh cho người khác? Để làm được điều này, cha mẹ hãy dặn bé không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với những người khác, bao gồm khăn tắm, bàn chải, quần áo, giày, vớ… Hơn nữa, bé cũng nên có một bộ dụng cụ ăn uống riêng, bao gồm ly, chén, muỗng, nĩa…

    7. Trẻ bị chân tay miệng có cần kiêng nước, kiêng gió?

    Nhiều người quan niệm rằng khi trẻ bị tay chân miệng nổi mụn nước, cần ủ kín, kiêng gió, kiêng nước để các vết thương mau khỏi. Tuy nhiên, điều này là không đúng! Cha mẹ vẫn nên cho bé tắm rửa với nước ấm, vệ sinh nhẹ nhàng như bình thường cho bé, đồng thời không ủ trẻ quá kín để các nốt mụn nước được sạch sẽ, thoáng khí, mau lành nhé!

    Trẻ bị chân tay miệng kiêng ăn gì?

    trẻ bị tay chân miệng kiêng gì: kiêng ăn đồ cay nóng

    Như vậy là bạn đã biết được 7 điều mà bé bị tay chân miệng cần kiêng cữ! Vậy, liệu trẻ bị chân tay miệng có cần kiêng ăn thực phẩm gì hay không? Câu trả lời là “Có!”. Dưới đây là một số thực phẩm mà bé bị tay chân miệng nên tránh:

    1. Kiêng thực phẩm có tính axit

    Những món ăn hoặc đồ uống có tính axit như nước cam, bưởi, nước ép trái cây… có thể gây đau đớn tại những vị trí vết thương trong miệng bé. Do đó, cha mẹ cần kiêng thực phẩm có tính axit cho bé bị tay chân miệng nhé!

    2. Trẻ bị chân tay miệng kiêng ăn gì? Kiêng đồ cay

    Thực phẩm cay cũng là câu trả lời cho vấn đề “Trẻ bị chân tay miệng kiêng ăn gì?”. Các món ăn cay có thể gây đau rát vết loét mụn nước, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn uống nữa.

    3. Kiêng đồ nóng

    Khi bé bị tay chân miệng, điều quan trọng là đảm bảo cung cấp đủ chất lỏng cho bé. Đa số các bác sĩ khuyến cáo trẻ nên uống nước mát, nước lạnh. Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ấm hoặc nóng để tránh những cơn đau tại các vết loét có thể trầm trọng hơn.

    4. Kiêng thực phẩm quá cứng, dai

    Thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, cần phải nhai nhiều có thể khiến bé bị đau tại các nốt mụn nước và cảm thấy mệt mỏi hơn mỗi khi ăn. Do đó, cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ bị tay chân miệng ăn thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa nhé!

    Bạn có thể quan tâm:

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được trẻ bị chân tay miệng nên kiêng gì để mau khỏi bệnh. Việc việc chăm sóc và kiêng cữ đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp bé chóng lành bệnh và không để lại biến chứng gì.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Trương Minh Tấn Đạt

    Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 2


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 19/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo