Tình trạng không có sữa sau sinh hay sữa chưa xuống (dân gian gọi là “sữa chưa về”) làm cho không ít bà mẹ lo lắng, hoang mang, loay hoay tìm cách gọi “sữa về” nhanh nhất.
Nếu đang rơi vào tình cảnh éo le này, hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết sau của Hello Bacsi để biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng không có sữa sau sinh hay ít sữa sau sinh một cách hiệu quả. Điều này giúp bé yêu có thể nhận được nguồn dưỡng chất quý giá trong thời gian sớm nhất.
Sau sinh bao lâu thì có sữa? Những yếu tố nào kích hoạt “sữa về”?
Nếu bạn thắc mắc “Đẻ xong bao lâu có sữa?’, thì thông thường, sữa non đã có sẵn trong bầu vú của người mẹ trong vòng 40 giờ đầu sau sinh. Nếu mẹ sinh thường thì câu trả lời cho vấn đề “Sữa mẹ bao lâu thì về?’ là sau khoảng 2 – 4 tiếng, bầu ngực sẽ tiết ra sữa non cho trẻ sơ sinh khi mẹ chưa có sữa; còn nếu sinh mổ thì khoảng 5 – 6 sau khi hồi sức cho mẹ.
Sữa mẹ sẽ về nhiều sau 2 – 3 ngày, thậm chí là 5 ngày sau sinh. Dấu hiệu sữa về sau sinh thường và dấu hiệu sữa về sau sinh mổ phổ biến là:
- Hai bầu vú căng tức, có cảm giác đầy, nặng
- Vú bị sưng
- Núm vú rỉ sữa, đặc biệt là qua đêm
- Núm vú dẹt, vùng da xung quanh quầng vú căng hoặc săn chắc
Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất ra các hormone như prolactin, cortisol, oxytocin và insulin. 4 loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ.
Prolactin, một loại hormone thúc đẩy cơ thể người mẹ sản xuất sữa, tăng lên trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, do ảnh hưởng của progesterone mà cơ thể bạn không sản xuất sữa. Progesterone là một hormone do nhau thai sản xuất, có tác dụng ức chế cơ thể phản ứng hiệu quả với prolactin.
Thông thường, cơ thể người mẹ thường chỉ tiết sữa sau khi em bé chào đời, nhau thai đã bong và các hormone do nhau thai tiết ra cũng đã ra khỏi cơ thể. Sự sụt giảm nồng độ của progesterone chính là yếu tố kích hoạt việc sản xuất sữa mẹ.
Trong thai kỳ, hai bầu vú cũng có thể tiết ra một ít sữa. Loại sữa này được gọi là sữa non. Đây là loại sữa đầu tiên giàu dinh dưỡng, chứa các kháng thể thiết yếu mà cơ thể người mẹ bắt sản xuất từ giữa thai kỳ.
Bạn có thể xem thêm:
Mẹ mới sinh không có sữa phải làm sao? 6 cách gọi sữa về nhanh nhất
1. Làm sao để có sữa sau sinh? Cho con bú ngay sau khi sinh
Làm thế nào để có sữa ngay sau khi sinh? Bạn nên cho con bú hoặc vắt sữa (trong trường hợp con không thể bú mẹ) ngay trong vài giờ đầu sau khi sinh. Động tác bú mút của bé hay lực hút của máy vắt sữa sẽ kích thích cơ thể bạn tiết sữa. Trong trường hợp chưa có sữa ngay sau sinh hoặc sữa mẹ tiết ra ít, không đủ sữa cho con bú, bạn vẫn nên duy trì cho bé bú nhằm kích thích cơ thể tăng tiết sữa.
Ngoài ra, mỗi 1 – 2 giờ, bạn hãy nhẹ nhàng vắt sữa bằng tay ngay cả khi bầu vú của bạn không tiết sữa nhằm kích hoạt cơ thể tiết sữa, thúc đẩy sữa mẹ về nhanh hơn.
2. Mẹ mới sinh không có sữa phải làm sao? Massage, chườm ấm bầu ngực
Mẹ không có sữa thì phải làm sao? Để gọi sữa về sau sinh, bạn có thể thử cách massage gọi sữa về bằng cách massage hai bầu ngực theo chuyển động tròn, hướng từ trong ra đến núm vú. Ngoài ra, bạn nên dùng khăn mềm nhúng nước nóng, vắt ráo và chườm ấm cho bầu ngực.
Việc massage bầu ngực hoặc dùng khăn ấm lau nhẹ bầu ngực không chỉ giúp sữa chảy ra dễ dàng hơn mà còn có thể giúp bé ngậm vú mẹ đúng cách. Điều này giúp con nhận đủ lượng sữa cần thiết.
3. Mẹ không có sữa phải làm sao? Liệu pháp da chạm da – Mẹo gọi sữa về hiệu quả
Cách làm cho mẹ có sữa sau khi sinh đơn giản là thực hiện liệu pháp da chạm da. Liệu pháp này không chỉ đem lại những lợi ích tích cực cho bé yêu mà còn hữu ích trong việc kích thích quá trình sản xuất sữa diễn ra nhanh hơn.
4. Mẹ bầu không có sữa phải làm sao? Tránh uống thuốc
Mẹ mới sinh không có sữa phải làm sao? Như đã nói ở trên, một số loại thuốc và thảo mộc có thể tác động xấu đến quá trình sản xuất sữa mẹ ở phụ nữ sau sinh. Do đó, để phòng ngừa và khắc phục tình trạng không có sữa sau sinh, bạn cần tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
5. Sau sinh không có sữa phải làm sao? Cho bé bú mẹ đúng cách để gọi sữa về nhiều
Việc bé không bú sữa mẹ đúng cách, không bú hết sữa sẽ ngăn cản cơ thể mẹ sản xuất sữa. Điều này dẫn đến tình trạng sữa mẹ tiết ra ít, thậm chí mất sữa dần và không có sữa sau sinh. Do đó, bạn cần tìm hiểu cách cho con bú sữa mẹ đúng và cho bé bú hết sữa sau mỗi cữ bú. Nếu bé bú không hết, bạn nên dùng máy hút sữa hút sữa thừa và lưu trữ để con dùng sau.
6. Sinh xong không có sữa phải làm sao? Xin lời tư vấn của bác sĩ
Mẹ mới sinh không có sữa phải làm sao? Nếu sau sinh vài ngày mà bạn vẫn chưa có sữa, sữa quá ít, hãy xin tư vấn từ bác sĩ. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để xem bạn có bất kỳ yếu tố nào cản trở việc sản xuất sữa mẹ hay không.
Bạn có thể xem thêm:
14 nguyên nhân khiến mẹ không có sữa sau sinh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nên, đối với một số bà mẹ, việc không có sữa, “sữa về” chậm sau sinh hoặc ít sữa sau sinh khiến sữa không đủ cho bé bú khiến họ rất lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải tại sao bạn không có sữa sau sinh hay sữa chậm về, có quá ít sữa:
1. Căng thẳng có thể khiến mẹ ít sữa sau sinh
Cuộc sống bận rộn sau sinh khiến nhiều mẹ bỉm có ít thời gian hơn cho bản thân, ít tiếp xúc với gia đình, bạn bè… Điều này làm cho việc thổ lộ cảm xúc, những khát vọng hay nhu cầu của bản thân ít có cơ hội được giãi bày nên dễ rơi vào căng thẳng.
Các bác sĩ đã xác định căng thẳng là một trong nguyên nhân chính gây ra vô số chứng bệnh như lo lắng, bệnh tim, trầm cảm và sự sản xuất sữa mẹ diễn ra kém. Phụ nữ sau sinh bị stress có thể khiến cơ thể không tiết sữa dẫn đến sau sinh không có sữa.
2. Mẹ không có sữa sau sinh do đâu? Mất cân bằng nội tiết tố
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu, có dạng con bướm, đóng vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị trục trặc sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không có sữa.
Estrogen và progesterone là hai hormone có liên quan đến sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì và khả năng sinh sản của phụ nữ. Prolactin hỗ trợ sự sản xuất sữa trong thời gian mang thai, trong khi oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Việc thiếu các hormone kể trên do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp hoặc bất kỳ yếu tố nào khác sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.
3. Không có sữa sau sinh do ảnh hưởng của lối sống
Những người mẹ có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gặp vấn đề với quá trình sản xuất sữa mẹ sau sinh.
Do đó, để đảm bảo nguồn sữa cho bé và tránh bị ít sữa sau sinh, mẹ bầu cần xây dựng thói quen vận động thể chất phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, cà phê…
4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc và thảo dược
Việc sử dụng một số loại thuốc và thảo dược trước khi sinh hay ngay sau khi sinh có thể là tác nhân cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng việc dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ có thể trì hoãn sự khởi đầu của việc tiết sữa, dẫn đến không có sữa sau sinh. Ngoài ra, các loại thảo mộc như cây xô thơm, lá kinh giới cay (oregano), rau mùi tây và bạc hà cũng được biết là có tác dụng ức chế quá trình sản xuất sữa mẹ.
Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc theo toa hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn có ý định dùng hoặc từng sử dụng khi gần đến ngày sinh. Ngoài ra, sau khi sinh, bạn cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế hay các chuyên gia dinh dưỡng về những thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho bé bú.
5. Vì sao mẹ không có sữa sau sinh? Sử dụng thuốc tránh thai
Hầu hết các loại thuốc tránh thai hoạt động bằng cách kiểm soát nồng độ các hormone trong cơ thể nhằm ức chế quá trình rụng trứng. Nhiều ý kiến cho rằng điều này có thể gây ra những tác động xấu lên sức khỏe người dùng. Việc sử dụng thuốc tránh thai ngay sau khi sinh có thể là nguyên nhân mất sữa hoặc ít sữa sau sinh.
Do đó, nếu muốn tránh thai trong thời gian đầu sau khi sinh, bạn nên áp dụng các biện pháp tránh thai không dùng thuốc, chẳng hạn như bao cao su, màng chắn tinh trùng…
6. Mẹ sau sinh không có sữa do tác động từ môi trường
Tình trạng ô nhiễm không khí kể cả không khí trong nhà, ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, tiêu thụ thực phẩm bẩn… cũng có thể là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến việc cơ thể bạn sản xuất sữa mẹ.
Tuy bạn không thể bảo vệ bản thân tránh khỏi các tình trạng trên một cách tuyệt đối nhưng việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp hạn chế được các tác động xấu. Phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ nên hạn chế đến những nơi quá đông đúc, ô nhiễm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm ôi thiu, có mùi lạ…
Bạn có thể xem thêm:
7. Gặp khó khăn khi sinh con
Tình trạng sinh khó, sinh mổ hay chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh… có thể làm tăng hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ, dẫn đến việc sau sinh sinh không có sữa ngay.
8. Nguyên nhân mẹ không có sữa sau sinh: Liệu pháp tiêm tĩnh mạch
Có nhiều ý kiến cho rằng việc mẹ bầu phải tiêm tĩnh mạch trong khi sinh có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.
9. Mất máu quá nhiều có thể khiến mẹ không có sữa sau sinh
Trường hợp mẹ bầu mất máu quá nhiều trong khi sinh có thể làm cho tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong não, chịu trách nhiệm kích hoạt sự tiết sữa. Việc mẹ bầu mất hơn 500ml máu trong khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau khi sinh hoặc sữa chậm về.
10. Sót nhau khiến mẹ sau sinh không có sữa
Sau sinh, nếu một vài mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt quá trình giải phóng progesterone. Đây là hormone ngăn chặn sự khởi đầu của việc tiết sữa.
11. Sinh non cũng là nguyên nhân gây không có sữa sau sinh
Trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sinh non, các mô tuyến trong vú sẽ không có đủ thời gian để phát triển. Điều này góp phần làm cho mẹ sinh xong không có sữa.
12. Đái tháo đường thai kỳ
Một trong những hormone quan trọng để sản xuất sữa mẹ là insulin. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ gây ra sự dao động về nồng độ insulin. Điều này có thể góp phần làm trì hoãn sự khởi đầu của quá trình tiết sữa.
13. Tại sao mẹ không có sữa sau sinh? Tuổi của người mẹ
Việc phụ nữ sinh con khi không còn trẻ cũng có thể là một lý do giải thích tại sao cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít, thậm chí là không có sữa.
14. Lo lắng khi không có sữa sau sinh
Việc chậm có sữa cho con bú có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất an. Điều này vô tình dẫn đến việc không có sữa cho con bú.
Bạn có thể xem thêm:
Mối quan hệ giữa lượng sữa và kích thước bầu vú
Lượng sữa được sản xuất và lưu trữ trong bầu vú của người mẹ không liên quan đến kích thước của ngực mà là lượng mô sản xuất sữa trong đó. Một số phụ nữ có thể có bộ ngực lớn nhưng lại không có nhiều sữa và ngược lại. Đôi khi, một bên bầu vú có thể sản xuất nhiều sữa hơn bên còn lại.
Với những người mẹ tiết nhiều sữa, sau khi bé bú no, mẹ cần dùng dụng cụ hút bớt sữa thừa. Điều này giúp giảm nguy cơ căng tức, tắc tia sữa…
Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp gắn kết tình cảm mẹ con. Tình trạng không có sữa sau sinh hoàn toàn là cực kỳ hiếm và rất khó xảy ra. Để có thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn phải tự chăm sóc bản thân, cả về thể chất và tinh thần. Hy vọng với những chia sẻ bên trên, bạn đã biết nguyên nhân tại sao bạn không có sữa mẹ sau sinh và cách khắc phục hiệu quả.
[embed-health-tool-vaccination-tool]