backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Mách bạn cách gọi sữa về nhanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Mách bạn cách gọi sữa về nhanh

    Khoảng 1 – 3 ngày sau khi sinh sữa mẹ sẽ về. Tuy nhiên, nhiều mẹ sinh mổ thường gặp tình trạng sữa về chậm hơn so với sinh thường. Điều này khiến các mẹ lo lắng và băn khoăn với vấn đề mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao?

    Mặc dù việc sinh mổ có thể khiến bạn gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ trong thời gian đầu nhưng lời khuyên là bạn đừng bỏ cuộc nhé! Trên thực tế thì phương pháp sinh mổ không làm mất khả năng tiết sữa của mẹ và có khá nhiều cách để bạn “gọi sữa về”. Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ tổng hợp những mẹo hay giúp bạn nuôi con bằng sữa mẹ dễ dàng hơn.  

    Nếu so sánh với trẻ sinh thường đủ tháng, trẻ sinh mổ thường sẽ có hệ miễn dịch kém hơn và dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp [15]. Đặc biệt, trẻ sinh mổ còn rất hay gặp phải tình trạng thở khò khè, khó thở. Nguyên nhân là do khi sinh mổ, bé không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết nước ối ra ngoài. Hậu quả là dịch ối có thể còn sót lại, khiến trẻ bị khò khè [14]. Kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch cao hơn 1,5 lần và khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [8], [9]. 

    Do đó, đối với trẻ sinh mổ, sữa mẹ đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi sữa mẹ không chỉ giàu dưỡng chất mà còn chứa nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, nhất là các bé sinh mổ. Đặc biệt, trong sữa mẹ còn có chứa rất nhiều dưỡng chất như lactose, chất béo, HMOs, chất đạm, nucleotides, các loại vitamin và các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium có thể giúp trẻ sinh mổ khỏe mạnh và chống lại nhiều loại bệnh thường gặp.

    Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ sau sinh mổ?

    Nhiều mẹ sau khi sinh mổ không có sữa cho con bú thường cho rằng mình bị mất sữa sau sinh mổ. Thế nhưng, điều này không hoàn toàn đúng vì sau khi sinh mổ sữa mẹ chỉ về chậm hơn so với sinh thường chứ không phải là bạn bị mất sữa. Sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ sau sinh mổ:

    1. Gây tê hoặc gây mê khi sinh

    Thuốc gây tê hoặc gây mê được sử dụng khi sinh mổ có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ. Trong trường hợp bạn phải dùng thêm thuốc chống viêm hay chống nhiễm trùng thì các loại thuốc này có thể ức chế hormone sản xuất sữa khiến bạn không thể tiết sữa ngay sau khi sinh. Ngoài ra, khi sinh mổ thì cơ thể mẹ thường không trải qua quá trình co bóp tử cung, chuyển dạ nên tuyến sữa sẽ hoạt động chậm hơn so với mẹ sinh thường.

    2. Việc cho con bú bị trì hoãn

    mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao

    Sinh mổ khiến việc cho con bú sữa mẹ sau sinh bị trì hoãn. Điều này có thể do ảnh hưởng của các loại thuốc khiến bạn cần nghỉ ngơi thêm hoặc một trong hai mẹ con gặp vấn đề gì đó trong khi sinh mổ nên cần được tách ra để chăm sóc đặc biệt.

    Khi đó, bạn sẽ không có cơ hội để cho con bú ngay sau sinh nên khiến cơ thể tạm thời thiếu hormone tiết sữa là prolactin và oxytocin. Tình trạng thiếu 2 loại hormone này khiến tuyến sữa không được kích thích dẫn đến tình trạng sữa mẹ về chậm sau sinh mổ.

    3. Ảnh hưởng của vết mổ

    Vết mổ bị đau hoặc việc tập làm quen với những tư thế cho con bú phù hợp có thể khiến bạn không thể cho con bú sữa mẹ sớm sau khi sinh. Hơn nữa, các cơn đau sau sinh mổ có thể khiến mẹ mất ngủ, khó ngủ, ăn uống không ngon dẫn đến ăn uống thiếu chất. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể.

    4. Tâm lý sau sinh mổ

    Việc sinh mổ thường không phải là lựa chọn của người mẹ hoặc một số trường hợp mẹ được chỉ định sinh mổ đột xuất, không có sự chuẩn bị trước nên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sau sinh. Một số chị em có thể cảm thấy buồn, thất vọng, lo lắng… sau ca sinh mổ và điều này có thể ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.

    Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Mẹo gọi sữa về nhanh

    Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Như đã đề cập, không có phương pháp sinh nào gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ. Mặc dù đối với mẹ sinh mổ thì điều này có chút khó khăn hơn nhưng hãy yên tâm là bạn vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Để kích thích việc tiết sữa, bạn hãy áp dụng một vài lời khuyên sau đây:

    1. Bắt đầu cho con bú càng sớm càng tốt sau khi sinh

    mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao

    Nếu được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống, bạn vẫn có thể tỉnh táo và cho con bú sớm sau khi sinh. Đối với trường hợp gây mê toàn thân, tuy quá trình hồi phục sẽ lâu hơn nhưng bạn có thể yêu cầu da kề da với em bé ngay khi bạn tỉnh táo trở lại. Sau đó, bạn hãy chờ em bé bắt đầu tự bú mẹ một cách tự nhiên.

    Việc tiếp xúc da kề da và cho con bú càng sớm sẽ giúp bạn và em bé càng gần gũi hơn về mặt tình cảm. Điều này kích thích hormone tiết sữa hoạt động và giúp sữa mẹ dần dần về nhiều hơn.

    2. Mẹ sinh mổ không có sữa phải làm sao? Sử dụng máy hút sữa sẽ rất hữu ích

    Việc sinh mổ thường khiến bạn không có cơ hội cho con bú ngay sau sinh, đặc biệt là trong trường hợp bạn và em bé phải tạm thời tách ra hoặc con chưa thể bú mẹ ngay được. Lúc này, giải pháp giúp sữa nhanh về đó chính là vắt sữa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa trong vòng 1 – 2 giờ sau khi sinh. Việc hút sữa sau mỗi 3 – 4 giờ một lần sẽ ngăn ngừa bầu ngực căng sữa, giúp bạn thu được sữa non và cung cấp cho bé ngay khi con có thể bú được.

    3. Sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết

    Bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi cho con bú nếu cơn đau từ vết mổ của bạn được kiểm soát. Vì vậy, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ để được kê đơn loại thuốc phù hợp với phụ nữ đang cho con bú. Việc dùng thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giúp cơ thể tập trung vào việc sản xuất sữa mẹ.

    4. Đừng ngần ngại khi nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, y tá

    Sau khi sinh mổ, các mẹ thường có thời gian ở lại bệnh viện lâu hơn. Điều này giúp bạn tiếp xúc với y tá và bác sĩ chuyên khoa nhiều hơn. Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc cho con bú hoặc chậm tiết sữa thì cách tốt nhất là bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn. Đồng thời, bạn hãy đặt câu hỏi và tìm hiểu tất cả những gì mình cần biết về chăm sóc trẻ sinh mổ cũng như vết mổ… để an tâm hơn sau khi xuất viện nhé!

    5. Sữa công thức – “Trợ thủ đắc lực” khi mẹ quá căng thẳng

    Trong quá trình thực hiện những cách trên để gọi sữa về, nếu sữa vẫn chưa thể về ngay thì mẹ cũng đừng quá căng thẳng hoặc lo lắng. Bởi đôi khi càng căng thẳng thì sữa càng lâu về. Thay vào đó, bạn hãy thử thay đổi cách nghĩ, điều hòa cảm xúc thỏa mái và có thể nhờ đến sự hỗ trợ của sữa công thức có chứa các dưỡng chất tương tự như sữa mẹ, được thiết kế dành riêng cho trẻ có hệ miễn dịch yếu. Cụ thể, loại sữa mà bạn chọn nên chứa:

    • HMOs (Human Milk Oligosaccharides): Đại dưỡng chất có hàm lượng phong phú nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo, lactose và được chia thành 3 phân nhóm chính: HMO trung tính chứa fucose – Fucosylated HMOs, HMO có tính axit hoặc Sialylated và HMO trung tính chứa N-acetylglucosamine (acetylated HMOs). Trong đó, 5 HMO “đại diện” nổi bật nhất trong 3 phân nhóm này cần được quan tâm hàng đầu là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL. Nghiên cứu khoa học cho thấy cả 5 HMOs này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp làm giảm khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp ở trẻ lên đến 66%. Từ đó, giúp cải thiện và nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ chống lại nhiều mầm bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng. 
    • Nucleotides: Dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ sản xuất kháng thể, giúp cơ thể trẻ tăng khả năng chống lại nhiễm trùng và làm giảm nguy cơ phát triển mầm bệnh. Đặc biệt, dưỡng chất này còn giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn sau khi tiêm chủng lên đến 86%. Đồng thời, nucleotides còn có khả năng phát triển hàng rào niêm mạc, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh tiêu chảy ở trẻ
    • Lợi khuẩn tốt cho đường ruột Bifidobacterium (BB-12) trong sữa mẹ có thể giúp trẻ củng cố tiêu hóa, giảm 1.1 số ngày mắc bệnh tiêu chảy và giảm 46% nguy cơ tiêu chảy. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn này còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

    Trên đây Hello Bacsi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin hữu ích về cách gọi sữa về nhanh cho mẹ sinh mổ. Hy vọng điều này đã đem đến cho mẹ những lời khuyên có giá trị trong hành trình tuyệt vời phía trước.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo