backup og meta

Trẻ mấy tháng ăn được đường? Bé 1 tuổi ăn đường được không?

Trẻ mấy tháng ăn được đường? Bé 1 tuổi ăn đường được không?

Đường là một loại gia vị rất thường được sử dụng để nêm nếm các món ăn hay là thành phần trong các món bánh kẹo. Tuy nhiên, liệu có nên cho trẻ nhỏ ăn đường hay không và trẻ mấy tháng ăn được đường? Đây là những thắc mắc mà rất nhiều phụ huynh đặt ra.

Để có được câu trả lời cho vấn đề trẻ mấy tháng ăn được đường, trẻ dưới 1 tuổi ăn đường được không, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Giải đáp thắc mắc: Trẻ mấy tháng ăn được đường?

Nhiều người cho rằng thêm đường vào thức ăn để tạo vị ngọt sẽ giúp trẻ nhỏ hứng thú với việc ăn dặm hơn và ăn nhiều hơn. Thế nhưng, một số ý kiến cho rằng việc cho trẻ ăn đường khi còn quá nhỏ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Vậy, quan điểm nào là đúng? Trẻ mấy tháng ăn được đường? Trẻ dưới 1 tuổi ăn đường được không?

Đối với câu hỏi trẻ mấy tháng ăn được đường, Hello Bacsi đã tổng hợp thông tin và giải đáp như sau. Về mặt lý thuyết, phụ huynh không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đường, kể cả đường trắng, đường vàng hay đường phèn.

Nghĩa là, việc thêm đường hay chất làm ngọt vào thức ăn của trẻ sau 12 tháng tuổi được xem là an toàn. Những chất làm ngọt này bao gồm cả những nguyên liệu từ thiên nhiên như mật ong, cây cỏ ngọt, siro thực vật (siro dâu tằm, siro chà là, siro cây phong…).

trẻ mấy tháng ăn được đường

Bé 1 tuổi ăn đường được không?

Nếu như về lý thuyết, đáp án cho vấn đề trẻ mấy tháng ăn được đường được bật mí như trên, thì liệu điều này có phải là trẻ từ 1 tuổi trở lên được ăn đường hay không? Bé 1 tuổi ăn đường được không? 

Trên thực tế, mặc dù có thể cho trẻ từ 1 tuổi trở lên ăn đường, nhưng Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế Hoa Kỳ đã cùng công bố các khuyến nghị rằng trẻ em dưới 2 tuổi nên tránh ăn hoặc uống bất kỳ loại đường bổ sung nào.

Các chuyên gia cho rằng không có lượng đường bổ sung nào là phù hợp cho sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân là vì năng lượng trong các món ăn được thêm đường có thể thay thế năng lượng từ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ.

Không những thế, đã có nghiên cứu cho thấy sự liên kết giữa việc tiêu thụ đường với bệnh béo phì ở trẻ em và các bệnh trong tương lai như bệnh tim mạch

Do đó, cha mẹ không nên thêm đường hay chất tạo ngọt vào chế độ ăn uống của các bé dưới 2 tuổi. Nhu cầu về đường của trẻ có thể được đáp ứng bằng các loại thực phẩm giàu carbohydrate và các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên khác, chẳng hạn như một số loại rau củ hay trái cây.

Trẻ mấy tháng ăn được đường?

Để nhớ được trẻ mấy tháng ăn được đường, bạn cũng có thể tham khảo thêm những hướng dẫn về đường cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ như sau:
  • Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở xuống: Không nên thêm đường vào thức ăn cho trẻ.
  • Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Hãy đặt mục tiêu ít hơn 25g đường mỗi ngày.
  • Hạn chế cho trẻ em dưới 2 tuổi ăn thức ăn và đồ uống có thêm đường.
  • Cho bé uống nước và sữa thay vì soda, nước uống thể thao, trà ngọt và nước trái cây.
  • Chọn lọc và tránh xa các nguồn thực phẩm có chứa đường bổ sung (bao gồm một số nước hoa quả, đồ ăn nhẹ và bánh kẹo, thực phẩm đóng gói như sốt táo, sốt cà chua, bánh mì và bơ đậu phộng…).
  • Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước hoa quả.

Vì sao không nên cho trẻ nhỏ ăn đường?

trẻ mấy tháng ăn được đường

Như vậy là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ mấy tháng ăn được đường. Tiếp theo đây, mời bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao không nên cho trẻ nhỏ ăn đường bằng cách điểm qua một số tác hại của đường đối với trẻ em:

  • Đường chứa quá nhiều calo rỗng: Đường có tốt cho sức khỏe trẻ em không? Câu trả lời là “Không”. Đường chứa quá nhiều calo, nhưng đó lại là “calo rỗng” mà không có bất kỳ lợi ích dinh dưỡng nào: thiếu protein, chất béo và các vitamin cùng khoáng chất – những chất mà trẻ cần.
  • Đường khiến bé no “ảo”: Dạ dày của trẻ nhỏ rất bé, do đó, việc cho trẻ ăn thức ăn có thêm đường sẽ khiến trẻ no nhanh hơn và không còn bụng để ăn thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Tiêu thụ đường từ nhỏ sẽ hình thành thói quen xấu: Trẻ mấy tháng ăn được đường? 1000 ngày đầu tiên của cuộc đời trẻ rất quan trọng trong việc thiết lập nền tảng cho thói quen ăn uống lành mạnh của các bé sau này. Do đó, việc tiếp xúc sớm với các loại thực phẩm có đường có thể dẫn đến việc trẻ tăng sở thích đối với những món nhiều đường, cũng như hình thành thói quen xấu khi bé lớn lên – thường xuyên tăng lượng đường trong thực phẩm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh: Việc tiêu thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp và các vấn đề sức khỏe mãn tính trong tương lai.
  • Sâu răng: Ăn nhiều đường cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn gây sâu răng, vì vi khuẩn trong miệng sử dụng đường từ thức ăn để tạo ra axit gây hại cho răng.
  • Khiến trẻ bị tăng động: Vì đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, nên việc tiêu thụ nhiều đường khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này dẫn đến mức adrenaline cao hơn và gây ra chứng hiếu động thái quá ở trẻ em (tăng động).
  • Làm cho trẻ mệt mỏi: Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến việc sản xuất quá mức insulin điều chỉnh lượng đường trong máu. Việc có quá nhiều insulin có thể khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột, dẫn đến tình trạng bé lờ đờ, kém hoạt động và mệt mỏi, hay thậm chí là hôn mê.
  • Hạn chế sự phát triển của bé: Trẻ mấy tháng ăn được đường? Nếu cho trẻ ăn đường quá sớm và khiến bé bắt đầu thích mùi vị của đường, bé có thể tránh hoặc từ chối bú sữa mẹ. Điều này thường có hại cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Khiến trẻ không thích ăn rau: Trẻ 6 tháng ăn được đường không? Nếu thức ăn của trẻ chứa quá nhiều đường thì sẽ làm mất đi mùi vị ban đầu của rau và những thực phẩm ăn dặm khác. Điều này khiến trẻ bắt đầu không thích mùi vị của rau và những món ăn dặm, dẫn đến việc từ chối ăn nếu mùi vị của các thực phẩm này không được “che khuất” bởi đường.

Ngoài vấn đề trẻ mấy tháng ăn được đường, bạn có thể quan tâm:

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ mấy tháng ăn được đường và vì sao không nên cho trẻ nhỏ ăn đường.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How to Reduce Added Sugar in Your Child’s Diet: AAP Tips https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/How-to-Reduce-Added-Sugar-in-Your-Childs-Diet.aspx Ngày truy cập: 21/08/2023

Hidden Sugars: Tips to Making Healthier Choices for You and Your Child https://www.hopkinsallchildrens.org/Services/Pediatric-and-Adolescent-Medicine/Healthy-Weight-Initiative/Resources-for-All-Ages/Hidden-Sugars Ngày truy cập: 21/08/2023

Added sugar in kids’ diets: How much is too much?https://publications.aap.org/aapnews/news/7331/Added-sugar-in-kids-diets-How-much-is-too-much?autologincheck=redirected Ngày truy cập: 21/08/2023

Foods and Drinks to Avoid or Limit https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/foods-and-drinks-to-limit.html Ngày truy cập: 21/08/2023

Foods to avoid giving babies and young children – NHS https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/foods-to-avoid-giving-babies-and-young-children/ Ngày truy cập: 15/09/2022

About sugar in your child’s diet | Pregnancy Birth and Baby https://www.pregnancybirthbaby.org.au/about-sugar-in-your-childs-diet Ngày truy cập: 15/09/2022

Sugar – First Foods for Baby https://solidstarts.com/foods/sugar/#:~:text=When%20can%20babies%20have%20sugar,maple%20syrup%2C%20and%20stevia Ngày truy cập: 15/09/2022

When babies can have sugar and candy | BabyCenter https://www.babycenter.com/baby/solids-finger-foods/when-can-my-baby-eat-candy_1368489 Ngày truy cập: 15/09/2022

Salt and Sugar for Babies – Reasons to Avoid Them https://parenting.firstcry.com/articles/salt-and-sugar-for-babies-reasons-to-avoid-them/ Ngày truy cập: 15/09/2022

Phiên bản hiện tại

21/08/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 21/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo