backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bà bầu ăn mướp được không? Cách ăn mướp an toàn cho mẹ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 21/11/2023

    Bà bầu ăn mướp được không? Cách ăn mướp an toàn cho mẹ

    Mướp là loại rau ăn quả có vị thanh mát, thường được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn như mướp xào giá, canh mướp… Thế nhưng, nhiều phụ nữ thắc mắc không biết bà bầu ăn mướp được không?

    Quả mướp chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy mẹ bầu ăn mướp được không? Mời bạn cùng Hello Bacsi khám phá câu trả lời qua những thông tin trong bài viết dưới đây.

    Thành phần dinh dưỡng của mướp

    Trước khi biết được có bầu ăn mướp được không, hãy điểm qua một số thành phần dinh dưỡng nổi bật của quả mướp.

    Mướp không chỉ là loại rau ăn quả giàu chất xơ mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như:

    • Vitamin A
    • Thiamin (vitamin B1)
    • Riboflavin (vitamin B2)
    • Folate (vitamin B9)
    • Vitamin C
    • Vitamin E
    • Vitamin K
    • Sắt
    • Magiê
    • Phốt pho
    • Kali
    • Natri
    • Kẽm

    Quả mướp cũng là nguồn cung cấp nước và các chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể.

    Giải đáp: Bà bầu ăn mướp được không?

    bà bầu ăn mướp được không

    Với những dưỡng chất đã đề cập, liệu bà bầu có được ăn mướp không? Theo các chuyên gia, mướp (mướp ngọt và mướp khía) là loại rau ăn quả tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Quả mướp có tính mát, vị ngọt, giúp mẹ bầu thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Do đó, mẹ bầu có thể ăn mướp trong thai kỳ.

    Nguy cơ lớn nhất mà mướp có thể gây ra là lây truyền là bệnh toxoplasmosis. Đây là bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm ký sinh trùng có trong nước và đất. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mang thai đều đã có kháng thể chống lại bệnh toxoplasmosis, mặc dù một số thì không.

    Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi ăn mướp trong thai kỳ, bà bầu nên tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

    Khám phá 7 lợi ích của mướp đối với mẹ bầu

    Như vậy là bạn đã biết được câu trả lời cho vấn đề “Bà bầu ăn mướp được không?”. Để hiểu rõ hơn vì sao mướp lại tốt cho mẹ bầu, hãy cùng Hello Bacsi khám phá một số lợi ích của loại rau ăn quả này nhé!

    1. Quả mướp giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa

    Quả mướp chứa nhiều chất xơ và được xem là có đặc tính nhuận tràng lành mạnh. Bà bầu ăn mướp có thể cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai.

    2. Bà bầu ăn mướp được không nếu mướp giúp cải thiện sức khỏe tim mạch?

    bà bầu ăn mướp được không

    Hàm lượng vitamin B5 có trong mướp có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu, điều hòa lượng chất béo trung tính. Nhờ đó mà mướp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho bà bầu.

    3. Bầu ăn mướp ngọt được không? Mướp hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch

    Mướp chứa vitamin C và các dưỡng chất khác, hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả. Việc ăn mướp trong thai kỳ có thể giúp cơ thể mẹ bầu chống lại nhiễm trùng và virus.

    4. Mướp ngăn ngừa tình trạng đau cơ

    Quả mướp có chứa kali, giúp ích rất nhiều trong việc cân bằng lượng chất lỏng và thư giãn cơ bắp. Hàm lượng kali thấp có thể dẫn đến co thắt cơ và đau cơ bắp. Do đó, phụ nữ ăn mướp khi mang thai có thể giúp cơ thể dễ dàng “phá vỡ” protein và carbs, hỗ trợ cơ bắp tăng cường sức mạnh và sửa chữa những tổn thương.

    5. Bà bầu ăn mướp được không nếu mướp giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt?

    bà bầu ăn mướp được không

    Mướp chứa vitamin B6, cần thiết cho quá trình sản xuất huyết sắc tố trong máu, giúp vận chuyển oxy đến tế bào và thu thập sắt. Bên cạnh đó, loại rau ăn quả này còn là nguồn cung cấp sắt, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

    6. Mướp giúp cải thiện sức khỏe làn da

    Vitamin C có trong quả mướp có thể cấp nước cho làn da của mẹ bầu, làm giảm nếp nhăn và thậm chí làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin C rất cần thiết cho quá trình sản xuất protein để hình thành da, mạch máu và dây chằng cũng như có thể giúp ích trong quá trình chữa lành vết thương.

    Bên cạnh đó, mướp còn chứa nhiều nước, giúp dưỡng ẩm cho làn da. Loại quả này cũng có đặc tính lọc máu giúp ngăn ngừa một số bệnh về da bằng cách loại bỏ độc tố, đặc biệt là mụn trứng cá.

    7. Quả mướp có lợi cho sức khỏe thai nhi

    Nếu bạn vẫn còn thắc mắc “Mẹ bầu ăn mướp được không?”, hãy xét đến lợi ích của mướp đối với thai nhi. Hàm lượng folate có trong mướp giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé trong bụng mẹ.

    Lưu ý cho mẹ bầu ăn mướp

    bà bầu ăn mướp được không

    Chắc hẳn là đọc đến đây, bạn không còn băn khoăn “Bà bầu ăn mướp được không”. Nhìn chung, việc bổ sung mướp vào chế độ ăn khi mang thai là an toàn và tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên, các chị em bầu bí cần lưu ý một số điều sau mỗi khi muốn ăn mướp:

    • Rửa sạch mướp trước khi chế biến để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh toxoplasmosis.
    • Nấu chín kỹ mướp trước khi ăn để tránh bị ngộ độc thực phẩm.
    • Không ăn quá nhiều mướp trong cùng một lần. Hãy đảm bảo cân bằng dinh dưỡng khi mang thai. Việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ có trong mướp cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như chướng bụng, chán ăn…
    • Vì mướp có tính hàn, nên mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém hay đang bị lạnh bụng, tiêu chảy… không nên ăn loại quả này. 

    Bạn có thể quan tâm:

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được “Bà bầu ăn mướp được không?” và cần lưu ý những gì mỗi khi tiêu thụ loại rau ăn quả này.

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS. Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Trần Túy Phượng

    Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 21/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo