backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Nhiễm toxoplasma khi mang thai: Nguy hiểm và phải đề phòng

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Ngày cập nhật: 27/05/2020

    Nhiễm toxoplasma khi mang thai: Nguy hiểm và phải đề phòng

    Hầu hết mẹ bầu không biết mình đã bị nhiễm toxoplasma khi mang thai nhưng đây là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời.

    Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu có thể suy yếu, tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm chẳng hạn như toxoplasma xâm nhập vào cơ thể. Đây là một loại nhiễm trùng khá nguy hiểm nhưng ít được chú ý.

    Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về tình trạng nhiễm toxoplasma ở mẹ bầu cùng phương pháp điều trị và phòng ngừa.

    Bệnh toxoplasma là gì?

    Toxoplasma là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở những vùng có khí hậu ấm áp, ẩm ướt. Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài chim và động vật có vú, bao gồm cả con người. Ký sinh trùng gây bệnh có thể được tìm thấy trong thịt, phân mèo, đất nơi mèo đại tiện và sữa dê chưa qua tiệt trùng. Ký sinh trùng lây nhiễm cho hầu hết các loài chim và động vật máu nóng, bao gồm cả con người. Mèo là loài động vật duy nhất thải ra phân bị nhiễm bệnh.

    Các dấu hiệu của bệnh toxoplasma bao gồm các triệu chứng giống cúm nhẹ, chẳng hạn như nhiệt độ cao, đau họng và đau cơ. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, bệnh toxoplasma không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. 

    Bệnh toxoplasma chỉ gây ra bệnh nhẹ ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, phụ nữ bị nhiễm toxoplasma khi mang thai có thể gây hại đến em bé trong bụng.

    Bạn không thể nhiễm bệnh thông qua việc vuốt ve một con mèo nhưng lại bị nhiễm trùng khi tiếp xúc với phân của mèo đã bị nhiễm bệnh.

    Nguy cơ mắc phải toxoplasma của thai nhi

    Các ảnh hưởng xấu mà bệnh gây ra sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn bị nhiễm trùng khi mang thai. Nếu bạn bị nhiễm toxoplasma khi mang thai và đây là lần đầu tiên mắc bệnh, không có nghĩa là em bé cũng sẽ nhiễm theo. Các bác sĩ ghi nhận cứ 10 ca nhiễm bệnh sẽ có trung bình 4 ca truyền sang em bé. 

    Việc nhiễm ký sinh trùng gây bệnh này dễ gây sảy thai, thai chết lưu hoặc gây tổn thương cho não bé và các cơ quan khác, đặc biệt là mắt.

    Tuy nhiên, hầu hết trẻ ra đời với bệnh toxoplasma bẩm sinh không có biểu hiện bất thường rõ ràng ngay khi chào đời nhưng sẽ phát triển các triệu chứng, thường là tổn thương ở mắt, trong thời thơ ấu hoặc thậm chí là tuổi trưởng thành.

    Bệnh toxoplasma truyền nhiễm bằng cách nào?

    Phụ nữ nhiễm toxoplasma khi mang thai thông qua đường miệng khi nuốt hoặc để tay chạm phải môi sau khi tiếp xúc với vật chứa ký sinh trùng, chẳng hạn như:

    • Thịt sống
    • Rau củ quả chưa được rửa sạch 
    • Phân mèo hoặc đất bị nhiễm phân mèo có chứa mầm bệnh
    • Sữa dê chưa tiệt trùng hoặc các sản phẩm từ chúng.

    Ngoài ra, bệnh nhiễm trùng này còn có thể lây truyền qua:

    • Vết thương hở
    • Thông qua nhau thai nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng
    • Thông qua máu nếu mẹ bầu cần phải được truyền máu do vấn đề sức khỏe. 

    Cho con bú khi bị nhiễm toxoplasma

    nhiễm toxoplasma cho con bú

    Việc nuôi con bằng sữa mẹ trong khi bạn đang nhiễm toxoplasma được cho là an toàn. Nguyên do là bởi ký sinh trùng này không lây truyền qua sữa mẹ. Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của trẻ. 

    Phương pháp điều trị nhiễm toxoplasma khi mang thai

    Nếu bác sĩ xác nhận mẹ bầu nhiễm bệnh, bạn có thể được kê toa một loại kháng sinh có tên là spiramycin, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, spiramycin có tác dụng chống lại ký sinh trùng. Do đó, nó không thể hạn chế bất kỳ tổn thương nếu em bé đã bị nhiễm bệnh.

    Trong trường hợp thai nhi đã nhiễm toxoplasma, bác sĩ sẽ kết hợp dùng pyrimethamine và sulfadiazine. Đây đều là những loại kháng sinh mạnh hơn và giúp hạn chế mọi tổn thương đến bé.

    Siêu âm thai tuần 20 cũng sẽ hỗ trợ phát hiện những khiếm khuyết thể chất ở thai nhi. Ngoài ra, nếu nhận thấy thai nhi có những biểu hiện bất thường nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị mẹ bầu tiến hành đình chỉ thai kỳ. Tất cả trẻ sinh sơ sinh có mẹ bị nhiễm toxoplasma khi mang thai sẽ được theo dõi chặt chẽ và được xét nghiệm máu trong năm đầu tiên.

    Tác dụng phụ của việc điều trị

    Phụ nữ dùng spiramycin đôi khi gặp các tác dụng phụ như buồn nôn hoặc phát ban. Việc dùng pyrimethamine và sulphadiazine đôi khi gây ra tác dụng phụ cho cho cả mẹ lẫn thai nhi, liên quan đến việc sản xuất hồng cầu. Để giảm thiểu các nguy cơ trên, thuốc sẽ được dùng kèm axit folinic. 

    Phòng tránh nhiễm toxoplasma khi mang thai

    đeo găng tay để tránh nhiễm toxoplasma

    Có một số cách giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh mà bạn có thể tham khảo gồm:

    1. Tránh ăn thịt sống hoặc thịt tái
    2. Không nếm thịt trước khi chúng được nấu chín
    3. Không cho mèo đến gần khu vực bếp
    4. Cho mèo ăn thức ăn đóng hộp thay vì thịt 
    5. Rửa kỹ tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi ăn để loại bỏ nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh
    6. Rửa tay, vệ sinh thớt và dụng cụ kỹ lưỡng sau khi chế biến thịt sống
    7. Đeo găng tay khi làm vườn, dọn phân mèo và rửa tay cũng như vệ sinh găng tay sau đó. 
    8. Vệ sinh khay đựng phân của mèo thường xuyên bằng nước sôi.

    Mẹ bầu nên tuân thủ các quy tắc trên để đảm bảo an toàn cho bé yêu, đặc biệt là khi hệ miễn dịch của bạn đang suy giảm. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Ngày cập nhật: 27/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo