Tất cả các hãng hàng không được yêu cầu phải đảm bảo áp suất cabin an toàn cho hành khách. Đối với những phụ nữ có thai kỳ khỏe mạnh, điều này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, đối với một số người, nhịp tim và huyết áp có thể tăng do áp suất không khí trong cabin thấp.
4. Tình trạng ốm nghén có trở nên tồi tệ hơn khi di chuyển bằng máy bay không?
Tình trạng này có thể xảy ra do sự gia tăng về độ cao và nhiệt độ. Nôn mửa có thể làm cho cơ thể bạn bị mất nước. Do đó, bạn nên uống nhiều nước trong và sau chuyến bay để tránh mất nước.
Bí quyết giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn trong suốt chuyến bay
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái mà bạn có thể thử:
- Trước khi cất cánh, không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào khác để tránh bị đầy hơi
- Bạn nên yêu cầu một chỗ ngồi ở giữa máy bay, gần lối đi để có thể di chuyển đến phòng vệ sinh nhanh chóng
- Luôn thắt dây an toàn trong suốt chuyến bay. Dây an toàn phải được đặt ở dưới bụng và thấp trên hông
- Ngồi lâu ở một tư thế có thể khiến các khớp của bạn bị căng cứng và chuột rút. Bạn nên đứng dậy và di chuyển vài phút
- Uống nhiều nước trong khi bay là điều quan trọng mà bạn phải nhớ.
Đi máy bay khi mang thai có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự chuẩn bị đầy đủ, bạn sẽ có một chuyến đi an toàn và thoải mái. Đa số thai phụ đều có thể đi máy bay, nhưng trước khi đi, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!