Bác sĩ ơi
Tôi muốn biết tại sao chích insulin lại ảnh hưởng sức khoẻ?
Tạo bài đăng của bạn
Mới nhất
Phổ biến
Đề xuất
Xin chào bác sỹ. Bố tôi bị tiểu đường tuýp 2, chỉ số đường máu là 14. Bố tôi có uống thuốc theo bác sỹ kê 1 tháng, chỉ số về mức bình thường. Vì uống thuốc tây, bố tôi cảm thấy mệt. Sau đó có ngưng uống thuốc tây và chuyển sang uống lá thìa canh, ăn uống theo chế độ kiêng của người bị tiểu đường, tập thể dục đều đặn nhưng chỉ số bị cao lại lên 8. Cho tôi hỏi việc bố tôi không sử dung thuốc tây, mà dùng đông y điều trị có được không?
✌️ Cùng Hello Bacsi chào mừng tất cả các bạn thành viên mới tham gia cộng đồng Tiểu đường Hello Bacsi tuần 1 tháng 4 (1-7/4/2023) cả nhà ơi. Hy vọng các bạn sẽ được trải nghiệm một cộng đồng thân thiện và hữu ích! Hãy thoải mái chia sẻ câu chuyện, thắc mắc của bạn để được các Chuyên gia giải đáp và tham gia các hoạt động trên cộng đồng để nhận được các phần quà hấp dẫn!
Nào giờ thì cả nhà cùng nhau chào đón các bạn thành viên mới bên dưới phần bình luận nhé!
Chào bác sĩ.
Cách đây 1 tháng, tôi có xn và giá trị hb1c là 7,3, bs nói tôi bị tiểu đường, và cho tiêm insulin liều 10, sau 3 tuần tiêm lượng đường trong máu tôi bị hạ liên tục xuống 3.4. Tôi đi khám lại thì bs cho ngưng tiêm insulin, và cho kiểm soát bằng ăn uống, giảm cân, thể dục, hằng ngày theo dõi đường huyết, sau 2 tuần thực hiện, thì đường huyết tôi đó hằng ngày, sau ăn 2g, và trước ngủ, thì lượng đường đều nằm trong giới hạn không tiểu đường. Vậy bs cho tôi hỏi, không dùng thuốc, nhưng đường huyết vẫn bình thường thí có gây biến chứng về lâu dài không ạ. Nhờ bs tư vấn, giải thích dùm, tôi xin chân thành cảm ơn.
Mình xem được chia sẻ này của bác sĩ tại một phòng xét nghiệm nên chia sẻ lên để bố mẹ chú ý ạ.
____
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - KHÁNG INSULIN
Chiều nay bsi tiếp nhận 1 bệnh Nhi đến khám vì con đau họng.Tuy nhiên đập vào mắt mình là một cô bé to béo,chân, bắp tay đầy trứng cá và Khi mình hỏi cho bác xem cái cổ thì mẹ cháu cho biết cổ cháu rất đen, lúc đầu cứ tưởng là bẩn (và mắng là con gái mà để bẩn) và đã ra sức kì thì có mờ đi nhưng đâu lại vào đó. Hỏi cân nặng cháu không biết, và khi cân là 38, cao khoảng 1m1 bé gần 5 tuổi . Và quan trọng nhất là hình ảnh cổ đen, và xem kỹ thì 2 nách cũng có dấu hiệu tương tự. Cô bé rất ngoan và hiểu chuyện
CÁC BẬC CHA MẸ CHÚ Ý: ĐÂY LÀ DẤU HIỆU GAI ĐEN (Acanthosis Nigrican) TRONG HỘI CHỨNG KHÁNG INSULIN NẶNG, thường xuất hiện ở cổ và nách, hay gặp ở trẻ em béo phì có hội chứng chuyển hóa hoặc Hội chứng buồng trứng đa nang. Những trẻ có dấu hiệu này có nguy cơ rất cao bị mắc đái tháo đường type 2.
Nếu trẻ có dấu hiệu này thì
... Xem thêmBa em 58 tuổi bị tiểu đường type 2 uống thuốc Galvus Met 5/500 được hơn một năm.Đường huyết đo được trong khoảng một năm nay khoảng 6,4-6.9 mol riêng Hba1c dao động từ 5;8 - 6;0.Xin hỏi bác sĩ ba em có thể uống thêm sữa tươi không đường của Vinamilk hay Cô gái Hà Lan được không ạ? Em cảm ơn bs rất nhiều
Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên làm gì sau sinh?
Nếu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau này sẽ tăng lên. Nhiều mẹ bầu thường lãng quên điều này và không thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm tiểu đường typ 2 sau sinh.
Theo số liệu được công bố, ở Việt Nam có đến 20,3% mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh thường mất đi sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, có tới 5-10% mẹ bầu trên sẽ mắc bệnh tiểu đường typ 2 ngay sau sinh và từ 15-50% các bà mẹ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trước đó sẽ mắc tiểu đường typ 2 trong vòng 5-10 năm sau khi sinh. Điều này thật nguy hiểm bởi lẽ nhiều mẹ bầu thường lãng quên bệnh tiểu đường thai kỳ sau khi sinh em bé và không thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sớm tiểu đường typ 2 sau sinh. Chúng tôi xin trích dẫn những khuyến cáo của Hiệp hội tiểu đường Canada về chỉ định xét nghiệm xét nghiệm đường huyết bà bầu sau sinh cho các mẹ đã được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
... Xem thêm😍 Ưng quá chừng luôn cả nhà ơi! Hello Bacsi đã có thêm một tính năng hữu ích giúp mọi người dễ dàng đặt câu hỏi cho bác sĩ khi đọc bài viết trên web rồi đó ạ.
Để sử dụng tính năng này, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:
✅ Chọn biểu tượng “?” bên trái bài viết
✅ Hoặc kéo xuống cuối bài viết vừa đọc, chọn nút "Hỏi bác sĩ"
Sau đó, bạn chỉ cần đặt câu hỏi cho bác sĩ. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ của Hello Bacsi luôn sẵn sàng trả lời thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng và chi tiết.
👉 Nhanh tay đăng nhập và khám phá ngay tính năng "Hỏi bác sĩ" thôi nào!
Chúc cả nhà thật nhiều sức khỏe và nhiều năng lượng tích cực.
Giấm táo là một loại sản phẩm được sử dụng để cải thiện sức khỏe từ rất lâu trước đây. Nó được làm từ táo lên men và chứa axit axetic, mang lại vị chua và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thuật ngữ "axetic" bắt nguồn từ tiếng Latinh có nghĩa là "giấm". Người Nhật Bản đã sử dụng giấm táo pha loãng như một thức uống để thanh lọc cơ thể, giảm cân và điều hòa đường huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy giấm táo có thể cải thiện chức năng insulin và giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Giấm táo cũng chứa nhiều lợi khuẩn, tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột, tiêu diệt vi khuẩn xấu và góp phần thúc đẩy sự hoạt động của vi khuẩn tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng giấm táo cần được hạn chế để tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn.
5 tác dụng phụ của giấm táo mà ít người biết đến
1. Có thể đem lại tác hại cho đường tiêu hóa
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của giấm táo là các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy v
... Xem thêmBây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.