avatar

Tạo bài đăng của bạn

Bị tiểu đường có ăn được ngũ cốc không?

Ngũ cốc là nhóm thực phẩm chính cung cấp tinh bột cho cơ thể. Vì vậy, hầu hết mọi người đều e dè không biết: "Bị tiểu đường có ăn được ngũ cốc không?". Thậm chí, có nhiều người còn kiêng hoàn toàn nhóm thực phẩm này. Thực tế, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ngũ cốc hay bất kỳ loại thực phẩm nào, miễn là kiểm soát số lượng nạp vào để không làm đường huyết tăng vọt.


Ngũ cốc nguyên hạt thường tốt hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu vì chúng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn. Điều này có nghĩa là chúng không làm tăng đột ngột lượng đường trong máu như các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng chế độ ăn uống giàu ngũ cốc nguyên hạt có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, một số loại ung thư và bệnh tiểu đường loại 2.


Do đó, bệnh nhân nên chọn các loại ngũ cốc còn nguyên lớp vỏ cám bên ngoài như gạo lứt, lúa mì nguyên cám, yến mạch, diêm mạch,...


... Xem thêm
Bị tiểu đường có ăn được ngũ cốc không?Bị tiểu đường có ăn được ngũ cốc không?
0
0 Bình luận
Tiểu đường có ăn được lá lốt không?

Đừng lo lắng tiểu đường có ăn được lá lốt không. Hãy thêm loại lá này vào bữa ăn nhé!


Ngoài là thực phẩm, lá lốt còn nổi tiếng với công dụng trị đau xương khớp. Thế nhưng, ít ai biết rằng đây cũng là nguồn nguyên liệu tự nhiên tiềm năng để phát triển các chế phẩm điều trị bệnh tiểu đường mới.


Theo một nghiên cứu của Tân Khánh Nguyên và cộng sự, đăng trên thư viện Y khoa Hoa Kỳ cho kết quả: Tinh dầu của cây lá lốt có tác dụng ức chế 2 enzyme quan trọng trong quá trình phân giải tinh bột thành đường glucose là α-glucosidase và α-amylase.


Từ đó, lá lốt sẽ giúp giảm tình trạng tăng đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường.


15 loại thực phẩm cho người bị tiểu đường vừa ngon vừa bổ

Tiểu đường có ăn được lá lốt không?Tiểu đường có ăn được lá lốt không?
0
0 Bình luận
Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?

Lê là một loại quả rất tốt cho đường tiêu hóa, lại chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì cũng là một loại quả có vị ngọt nên nhiều người hay đặt câu hỏi là "Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?".


Một trái lê có chứa gấp 4 lần lượng chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày và chất xơ chính là một phần rất quan trọng để bạn ổn định đường huyết, nhờ vào việc làm chậm hấp thu đường vào máu. Ngoài ra, lê cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Từ những lí do này, lê cũng được xếp vào nhóm hoa quả tốt cho người tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều lê, mà cần cân đối với khẩu phần ăn trong ngày nhé!


Thực phẩm kiểm soát tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?Người bệnh tiểu đường ăn lê được không?
0
0 Bình luận
Tiểu đường ăn sầu riêng được không?

Tiểu đường ăn sầu riêng được không? Sầu riêng là một trong số các loại trái cây mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn. Bởi vì lượng đường trong sầu riêng khá cao. Nó chứa các loại đường đơn giản như sucrose, fructose và glucose khiến người bệnh tiểu đường tăng lượng đường trong máu kèm theo mờ mắt và buồn nôn.


Hơn thế nữa, với chỉ số đường huyết trung bình là 58, sầu riêng có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu nếu dùng với số lượng lớn. Vậy nên, khuyến cáo cho rằng bệnh nhân tiểu đường không nên ăn quá 2 múi sầu riêng mỗi ngày.


Hướng dẫn kiểm soát bệnh tiểu đường


Tiểu đường ăn sầu riêng được không?Tiểu đường ăn sầu riêng được không?
0
0 Bình luận
Người bị tiểu đường ăn đu đủ chín được không?

Người bị tiểu đường ăn đu đủ chín được không? Câu trả lời là có thể, vì loại trái cây này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.


Đu đủ chín chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và flavonoids, giúp giảm stress oxy hóa, một yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đu đủ còn có khả năng hạ đường huyết nhờ vào các hợp chất như saponins và chất xơ, giúp cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể và duy trì mức đường huyết ổn định. Hơn thế nữa, đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ tốt, hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu.


Tuy nhiên, người bệnh nên tiêu thụ với mức độ hợp lý và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo lượng nạp vào phù hợp với chế độ ăn uống của mình.


Kiểm soát tiểu đường ngay

Người bị tiểu đường ăn đu đủ chín được không?Người bị tiểu đường ăn đu đủ chín được không?
0
0 Bình luận
Người tiểu đường ăn mít được không?

Người tiểu đường ăn mít được không sẽ tùy thuộc vào loại mít mà bạn có thể ăn được nhiều hay cần hạn chế.


Người bị tiểu đường có thể ăn mít xanh, mít non. Các loại mít này rất tốt cho bệnh tiểu đường vì các chất chống oxy hóa trong mít giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm và stress oxy hóa, cũng như chỉ số đường huyết (GI) thấp sẽ không gây tăng nhanh đường huyết sau ăn.


Tuy nhiên, người bị tiểu đường cần hạn chế ăn mít chín hoặc được nấu chín vì lúc này hàm lượng frustoza và glucoza tăng lên khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng sau khi ăn.


Đối với hạt mít, mặc dù hàm lượng tinh bột chiếm 22% nhưng lượng chất xơ cao giúp làm chậm tốc độ hấp thu glucose nên hạt mít cũng có GI thấp. Người bị tiểu đường có thể ăn hạt mít luộc thay cho cho các món giàu tinh bột như cơm, bún, phở.


Kiểm s

... Xem thêm
Người tiểu đường ăn mít được không?Người tiểu đường ăn mít được không?
0
0 Bình luận
Người bị tiểu đường ăn bơ được không?

"Người bị tiểu đường ăn bơ được không?" thì câu trả lời là hoàn toàn được. Quả bơ rất giàu chất xơ và là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu. Bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như ổn định huyết áp, giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm cân, tăng cường trao đổi chất, cung cấp các chất chống oxy hóa và đặc biệt là có thể giảm lượng đường trong máu.


Một nghiên cứu trên người trưởng thành quan sát thấy nhóm được ăn 1 quả bơ hàng ngày trong 12 tuần có lượng đường trong máu thấp và ổn định hơn nhóm đối chứng không được ăn bơ. Ngoài ra, nguồn axit béo không bão hòa đơn trong quả bơ cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm đề kháng insulin, cải thiện đường huyết sau khi ăn.

Người bị tiểu đường ăn bơ được không?Người bị tiểu đường ăn bơ được không?
0
0 Bình luận
Liệu người tiểu đường có ăn được lạc không?

Lạc luộc, lạc rang là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Vậy, liệu người tiểu đường có ăn được lạc không? Câu trả lời là có, không những thế người bị tiểu đường còn nên ăn lạc thường xuyên vì có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.


Chỉ số đường huyết của lạc thuộc nhóm thấp (GI là 14) nên ít gây biến động đường huyết sau khi ăn. Hạt lạc còn là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và lớp vỏ ngoài có chứa nhiều khoáng chất (như đồng) cùng các chất oxy hóa khác.


Tuy nhiên, bạn cần chú ý nếu có dấu hiệu bị dị ứng với lạc thì không nên ăn loại hạt này vì có thể gây ra phản ứng sốc phản vệ nặng. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra tình trạng của hạt lạc trước khi ăn, không ăn lạc bị mốc hoặc có biểu hiện hư hại vì có thể nhiễm độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe.


Xem thêm tại đây

Liệu người tiểu đường có ăn được lạc không?Liệu người tiểu đường có ăn được lạc không?
0
0 Bình luận
Người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?

Bánh cuốn cũng là một món ăn thơm ngon, bình dân và đầy dưỡng chất. Lớp bánh mỏng, dẻo thơm tráng từ bột gạo và kèm theo nhân thịt được cuốn bên trong (còn gọi là bánh ướt nếu không cuốn nhân thịt bên trong) là phần cung cấp carbohydrate chủ yếu.


Vậy, người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Theo Viện dinh dưỡng TP.HCM thì chỉ số đường huyết (GI) của bánh ướt là 38,7 thuộc nhóm thấp, không gây ảnh hưởng nhiều đến đường huyết sau ăn. Vì thế, người tiểu đường có thể ăn được bánh cuốn cho một bữa ăn nhưng không nên ăn quá nhiều vì các thành phần khác ăn kèm trong món bánh cuốn như giò chả cũng chứa một lượng carbohydrate nhất định. Bạn có thể kiểm tra mức đường huyết sau khi ăn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của món ăn này đến lượng đường trong máu từ đó đưa ra sự điều chỉnh phù hợp hơn.

Gợi ý thực đơn buổi sáng

Người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?Người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?
0
0 Bình luận
Người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không?

Bí đỏ có chỉ số đường huyết cao, ở mức 75 trong khi tải lượng đường huyết ở mức 3. Điều này có nghĩa là nếu ăn bí đỏ với một lượng vừa phải thì không ảnh hưởng quá lớn đến mức đường huyết nhưng nếu ăn nhiều thì có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột.


Theo nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy, các hợp chất trong bí đỏ có khả năng cải thiện tình trạng kháng insulin và kiểm soát lượng đường trong máu ở chuột mắc tiểu đường.


Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không?" là vẫn được nhưng cần kiểm soát. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên ăn khoảng 1/2 đến 1 chén bí đỏ mỗi lần.


Thực phẩm tốt cho sức khoẻ

Người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không?Người bệnh tiểu đường ăn bí đỏ được không?
0
0 Bình luận
Giới thiệu về nhóm
Tham gia Cộng đồng Tiểu đường để chia sẻ câu chuyện của bản thân, truyền kinh nghiệm sống khỏe mạnh cùng bệnh Tiểu đường... Xem thêm
Trò chuyện ngay
avatar
Tiểu đường thai kỳ sau khi sinh chế độ ăn như thế nào?

9

10

avatar
Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm không?

8

10

avatar
những dòng sữa cho người tiểu đường tốt

7

10

avatar
Tiểu đường không nên ăn trái cây gì?

8

8

avatar
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

6

8

Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!