dạ em là nam 2k9 hiện tại cao 1m69 muốn tăng chiều cao lên nhiều thì cần phải làm gì ạ
Tập thể dục xong buồn nôn do đâu? Làm sao để khắc phục?
Tập thể dục xong buồn nôn, chóng mặt, choáng váng là một hiện tượng khá thường gặp khi tập luyện không đúng cách.
A - Top 5 nguyên nhân khiến bạn tập thể dục xong buồn nôn
1, Cơ địa và sức khỏe
Khi tập thể dục, tùy thuộc vào bài tập và cơ địa nhất là những bài tập với cường độ cao, máu sẽ phân bổ nhiều hơn đến các cơ bắp, não, tim, phổi; hạn chế lưu thông đến cơ quan tiêu hóa. Việc này làm gián đoạn quá trình cơ thể tiêu hóa thức ăn trong dạ dày gây ra hiện tượng buồn nôn, chóng mặt. Triệu chứng sẽ ngày càng nặng khi luyện tập quá sức.
2, Chế độ ăn
Ăn quá nhiều hoặc nhịn ăn trước khi tập cũng là nguyên nhân đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Bởi vì khi hệ tiêu hóa dư thừa năng lượng hoặc bị cắt giảm năng lượng đều dễ bị kích thích, đặc biệt là khi tập thể thao.
3. Tập thể dục xong buồn nôn do quá trình hydrat hóa
Khi tập thể dục, cơ thể sẽ mất rất nhiều mồ hôi đồng thời làm mất đi chất điện giải bên trong gây chóng mặt, buồn nôn trong hoặc sau khi tập luyện.
4. Bệnh lý có sẵn cũng là nguyên nhân khiến tập thể dục xong buồn nôn
Nếu cơ địa dễ bị tụt huyết áp, hạ đường huyết thì bạn cũng rất dễ rơi vào hiện tượng tập thể dục xong bị chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức, chân tay bủn rủn, người vã mồ hôi.
5. Triệu chứng tập thể dục quá sức
Buồn nôn, chóng mặt cũng chính là triệu chứng cảnh báo bạn đang tập thể dục quá sức, sử dụng hết nguồn năng lượng dự trữ buộc cơ thể phải đưa ra tín hiệu cảnh báo để phản ứng lại.
B - Tập thể dục xong bị chóng mặt, buồn nôn phải làm sao?
1, Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập luyện
Bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi ngay sau khi có các triệu chứng tập thể dục quá sức như chóng mặt, buồn nôn.
2, Điều tiết hơi thở
Thở đúng cách sẽ giúp bạn không bị chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục, đặc biệt là với môn yoga.
3, Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học
Bạn tuyệt đối không được bỏ bữa sáng khi tập thể dục, nhưng cũng không nên ăn quá no. Thời gian lý tưởng để ăn trước buổi tập là 1 đến 2 tiếng đồng hồ.
Hãy ăn đa dạng thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, chanh; vitamin A như cà chua, cà rốt, gan động vật; vitamin D như hàu, tôm, lòng đỏ trứng; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, sắt, acid folic để cân bằng năng lượng trong cơ thể, hạn chế chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục.
Cần tránh xa thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn với quá nhiều gia vị.
4, Uống nước đúng cách
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn không nên uống quá nhiều nước trong một lần mà hãy phân bổ thời gian uống nước theo lịch trình như sau:
- Uống khoảng 2 ly nước (tương đương 473ml) trong 1 – 2 giờ trước khi tập luyện
- Uống thêm 2 ly nước (tương đường 473ml) trong khoảng 20 – 30 phút trước khi bắt đầu tập thể dục.
- Trong quá trình tập luyện, hãy uống 1/2 ly nước (tương đương 118ml) mỗi 15 phút.
5. Chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân
Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải môn thể thao nào cũng phù hợp với bạn.
Nếu sức khỏe không tốt, có tiền sử cao huyết áp, dễ bị tụt đường huyết tuyệt đối không chọn những môn cường độ cao như chạy bộ nhanh, tennis, đá banh… mà hãy bắt đầu bằng việc những môn nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, đá cầu, yoga…
2 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn bài chia sẻ Vô cùng hữu ích ạ.
bài chia sẻ hữu ích lắm, cảm ơn