từ khi em sang Nhật Bản thì em có đi làm và đứng nhiều thức khuya em cảm thấy bụng em to và cứng không hiểu nguyên do làm sao mong bs giải đáp giúp em
Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không?
Nhiều trẻ vị thành niên tập gym với mong muốn nâng cao sức khỏe nhưng lại sợ ảnh hưởng đến chiều cao. Vậy tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn hay không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Có nên tập gym ở tuổi dậy thì không?
Barbara Brehm-Curtis, Ed.D., giáo sư nghiên cứu về thể dục và thể thao tại Đại học Smith ở Northampton, Mass, cho biết: “việc rèn luyện sức mạnh có rất nhiều lợi ích mang lại cho một số thanh thiếu niên về sức khỏe, thể chất và niềm vui trong cuộc sống”. Tập gym giúp giảm một nửa nguy cơ chấn thương khi hoạt động thể thao. Đồng thời tăng cường mật độ xương và sức mạnh của gân.
Nhiều nghiên cứu khoa học về các chương trình đào tạo sức khỏe cho trẻ em đã nêu ra lợi ích khi bắt đầu tập gym ở tuổi dậy thì:
- Tăng sức mạnh và chỉ số sức mạnh của xương (BSI)
- Giảm nguy cơ gãy xương và tỉ lệ chấn thương liên quan đến thể thao
- Phát triển tư duy và nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động thể chất với cơ thể.
- Cải thiện thành tích thể thao của trẻ. Đồng thời củng cố cơ và xương hoàn thiện, duy trì cân nặng.
Như vậy, bước vào độ tuổi dậy thì, từ 12 – 14 tuổi nên tập gym, tăng cường rèn luyện thể chất. Giai đoạn này tập trung vào việc xây dựng sức mạnh và sức bền. Đây cũng là hoạt động thể thao nâng cao sức đề kháng. Đồng thời kích thích cơ thể tăng trưởng về thể lực, chiều cao và cân nặng.
Tuy nhiên, trẻ bước vào tuổi dậy thì không nên tập nâng tạ nặng, các bài tập rèn luyện sức mạnh. Thay vào đó, có thể thập cardio, các bài tập tim mạch, đạp xe, máy chạy bộ.
Tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không?
Nhiều bậc cha mẹ và ngay cả chính bản thân các thanh thiếu niên cũng lo ngại vấn đề tập gym, nâng tạ có bị lùn không.
Vậy thực chất thế nào? Tập gym tuổi dậy thì có gây tổn hại đến sự tăng trưởng của các cơ và xương không? Theo các chuyên gia, tập tạ ở tuổi dậy thì không bị lùn và không ảnh hưởng đến cơ.
Bậc cha mẹ và bản thân các bạn cần phải hiểu rằng việc tập tạ không khiến cho bạn bị thấp còi, lùn. Nhưng nếu bạn tập với cường độ cao đến mức cơ thể không còn năng lượng để sử dụng cho quá trình tăng trưởng tự nhiên. Vậy thì lúc đó, sự phát triển của cơ thể bị ảnh hưởng, đầu tiên chính là chiều cao.
Do đó, các trường hợp ngoại lệ xảy ra là do phong độ tập luyện kém, tập thiếu nghiêm túc; nâng tạ quá nặng so với độ tuổi cho phép; hoặc thiếu đi sự giám sát của huấn luyện viên chuyên nghiệp. Bởi vì nâng tạ, tập luyện sai cách sẽ làm ảnh hưởng đến mảng tăng trưởng (là các vùng sụn của mô đang phát triển ở đầu các xương dài – như xương đùi).
Ở độ tuổi dậy thì, các mảng tăng trưởng mềm và đang tiếp tục phát triển, tăng chiều cao của cơ thể. Do đó, ở tuổi dậy thì mà tập gym, thể hình, nâng tạ sai cách sẽ làm cho chúng dễ bị tổn thương hơn nhiều. Ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, gân, cơ bắp. Qua độ tuổi trưởng thành, vùng sụn này trở thành xương cứng. Khi đó không có khả năng phát triển chiều cao nên ít tổn thương hơn.
Kết luận
Không có độ tuổi hoàn hảo để tập gym. Trẻ từ 7 tuổi có thể bắt đầu tập gym. Tập gym ở tuổi dậy thì hoàn toàn có thể. Giai đoạn này, thanh thiếu niên làm quen với những bài tập cardio nhẹ nhàng, tập trung xây dựng sức mạnh và sức bền. Từ 20 – 30 tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để nâng tạ, xây dựng cơ bắp. Ngoài 50 tuổi, quay trở lại với những bài tập cardio, tim mạch, tập thể hình vừa sức.
Qua bài viết ngày hôm nay, hy vọng bạn đã biết được câu trả lời cho câu hỏi tập gym ở tuổi dậy thì có bị lùn không, đồng thời cũng hiểu được những lợi ích của việc tập gym đối với sức khỏe trong độ tuổi dậy thì.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
3 bình luận
Mới nhất
Tập gym đúng kỹ thuật không ngăn cản sự phát triển chiều cao. Chiều cao chủ yếu do di truyền và dinh dưỡng quyết định
tập gym giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội hơn đó
kiến thức này hay để tham khảo, đọc xong đỡ lăn tẳn hẳn nghe