Dạ con 17t dậy thì 13t con là nữ còn cao đc ko ạ
Tai bị nghẹt sau khi đi bơi
Sau khi đi bơi thì tai trái của em bị nghẹt và cảm giác bị đầy như có gì ở trong tai. Em đã lấy ráy tai nhưng chỉ đỡ được 50%, tai em ko có dấu hiệu sưng đau hay chảy mủ, em vẫn nghe bình thường chỉ có cảm giác tai bị đầy làm em khó chịu. Có cách nào để hết không ạ?
4 bình luận
Mới nhất
Trc mình cũng bị khó chịu dã man
Chào bạn!
Tình trạng nước vào tai khi gội, tắm, bơi lội...thường rất hay gặp và gây ra cảm giác tai bị đầy tai, khó chịu. Sau đây là một số cách xử lý:
Tình trạng này cũng có thể do mảng dị vật mỏng bám trên màng nhĩ của bạn trong nước bơi vào lỗ tai. Nếu làm các cách trên chưa hết thì bạn nên đến phòng khám chuyên khoa Tai -mũi- họng để bác sĩ nội soi kiểm tra nhé!
Chúc bạn có những ngày lễ vui vẻ bên gia đình và hết cảm giác khó chịu trong tai!
Có phải là bị nước vào tai rồi không
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Trong trường hợp tai bị đầy sau khi đi bơi, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu bạn không thể tự lấy ráy tai hoặc không đảm bảo có thể lấy ráy tai đúng cách, hãy đến bác sĩ hoặc sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp. Bác sĩ sẽ lấy ráy tai cho bạn một cách an toàn bằng những dụng cụ chuyên dụng.Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khăn hoặc máy sấy để làm khô phần tai ngoài. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng phương pháp nến xông tai để loại bỏ ráy tai. Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp này không đem lại hiệu quả và có thể gây tổn thương cho tai.
Nếu bạn muốn ngăn ngừa tình trạng tai bị đầy sau khi đi bơi, bạn nên giữ cho tai của bạn luôn khô ráo, chẳng hạn như đội mũ hoặc đeo bịt tai bằng silicon (loại không gây kích ứng) khi bơi lội thường xuyên. Cố gắng không để xà phòng hoặc dầu gội đầu lọt vào ống tai của bạn. Sử dụng thuốc nhỏ tai (có chứa axit axetic) trước và sau khi bơi lội để ngăn ngừa nhiễm trùng tai. Cân nhắc dùng các loại thuốc hoặc dầu làm mềm ráy tai (được chỉ định bởi bác sĩ) để giúp ống tai thông thoáng hơn.
Nếu bạn có các triệu chứng khác như đau tai, sốt, hoặc chảy mủ từ tai, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Chuyên mục liên quan