🔥 Bài đăng hot nhất

Đi bộ nhiều có tốt không?

Đi bộ là một bài tập thể dục đơn giản, hiệu quả và phù hợp với mọi lứa tuổi. Nhưng đi bộ nhiều có tốt không? Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!

Đi bộ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống, cơ quan trong cơ thể và vì vậy nó mang lại rất nhiều lợi ích. Hãy đặt mục tiêu 30 phút đi bộ/ngày, 5 ngày/tuần hoặc cũng có thể chia nhỏ thời gian thực hiện trong ngày, ví dụ, thực hiện ba lần đi bộ, mỗi lần 10 phút trong ngày.

Đi bộ được coi là một hoạt động aerobic, cường độ vừa phải, nên thực hiện với tốc độ mà bạn vẫn có thể nói chuyện nhưng không hát được, như vậy mới có tác dụng trên tim mạch. Tuy nhiên không phải cứ đi bộ càng nhiều là càng tốt như đa số chúng ta vẫn nghĩ. Những chuyên gia sức khỏe đã chứng minh đi bộ quá nhiều và sai cách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người.

Tác hại của việc đi bộ quá nhiều và sai cách

Chân tay yếu

Sau khi luyện tập, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi - đây là phản ứng bình thường. Tùy từng người mà thời gian khôi phục thể lực khác nhau, nhưng trung bình khoảng 15 phút đến 1 giờ. Nếu cảm thấy chân tay yếu và thể lực không thể hồi phục trong vài ngày thì đây là tác hại của việc đi bộ quá giới hạn (hoặc luyện tập quá sức). Đi bộ quá nhiều và sai cách trong thời gian dài làm cho tỳ vị, tim, phổi… bị tổn thương, khiến bạn luôn trong trạng thái vô lực, yếu ớt.

Đau các khớp

Đi bộ quá nhiều khiến dây chằng ở chân luôn trong tình trạng căng, các xương chân phải chịu áp lực lớn gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng chấn thương và mức độ đau tăng lên, có khả năng đã chuyển qua giai đoạn mãn tính làm bạn không thể đi lại, vận động linh hoạt như bình thường.

Đau nhức cơ bắp

Đi bộ quá nhiều sẽ tạo ra các vết rách trên cơ và mô mềm, dẫn đến tình trạng bị đau nhức cơ. Cơn đau khi bị tổn thương xuất hiện sau một ngày và có thể tăng lên trong vòng 2 - 3 ngày. Những tổn thương này thường đi kèm theo bệnh viêm cơ.

Tức ngực, đau đầu, chóng mặt

Khi đi bộ quá sức sẽ xuất hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, tức ngực, tim đập quá nhanh... Lúc này bạn nên dừng lại, nghỉ ngơi. Nếu tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thì hãy đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc y tế vì có thể đây là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim.

Như vậy, đi bộ quá nhiều và sai cách không những không đem lại hiệu quả tăng cường sức khỏe, cân đối vóc dáng mà còn khiến cơ thể chúng ta phải chịu những thương tổn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng vận động. Vậy những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang đi bộ sai cách?

Dấu hiệu bạn đang đi bộ sai cách

Đi bộ quá nhiều

Tập luyện là một quá trình và cơ thể sẽ dần làm quen với các mức độ theo chiều hướng tăng lên. Đi bộ cũng vậy, nếu ngay từ đầu bạn đã chọn quãng đường đi quá dài, thời gian quá lâu dẫn đến vận động quá sức và chấn thương.

Chọn sai thời điểm

Nhiều người chọn thời điểm ngay sau khi dùng bữa để đi bộ nhằm thư giãn và tiêu hóa hết lượng thức ăn vừa nạp vào. Theo góc độ y khoa, sau khi ăn lượng máu dồn về hệ tiêu hóa rất nhiều, nếu đi bộ ngay có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, viêm, loét dạ dày…

Không khởi động trước khi đi bộ

Nhiều người cho rằng chỉ đi bộ nhẹ nhàng nên đã bỏ qua việc khởi động trước khi bắt đầu. Tuy nhiên, nếu không khởi động, các khớp xương trên cơ thể bạn sẽ không thể mở ra hạn chế các hoạt động làm giảm hiệu quả của bài tập. Đồng thời, khi cơ thể đột nhiên rơi vào trạng thái vận động sẽ dễ mệt mỏi, giới hạn chịu đựng bị thu hẹp, tạo thành tình trạng choáng váng, quá sức.

Đi bộ sai tư thế

“Đi bộ cần gì phải có tư thế chuẩn!” - nghĩ thế này là sai lầm to nhé. Nếu chúng ta đi bộ trong tư thế “cúi người, khom lưng” (như vừa đi vừa xem điện thoại chẳng hạn) thì rất dễ gây tổn thương cho các mô.

Khi chúng ta đi bộ với tư thái đầu ngẩng cao vừa phải, các kinh mạch của toàn bộ cơ thể sẽ chuyển động cùng nhau. Ngược lại, đi bộ mà lưng và đầu chúi xuống hoặc đổ về phía trước sẽ khiến các kinh mạch không thể giãn ra, dẫn đến thiếu oxy gây trạng thái căng thẳng, não phải làm việc quá sức. Nhẹ thì ảnh hưởng tới giấc ngủ, nếu để lâu sẽ dễ dẫn đến các chứng bệnh mãn tính về não.

Nghỉ giữa chừng liên tục

Nghỉ ngơi liên tục trong quá trình đi bộ thì xem như buổi tập hôm đó hoàn toàn vô nghĩa bởi các cơ bắp và mỡ bị đốt cháy rồi nguội đi liên tục, ảnh hưởng đến quá trình tăng cơ giảm mỡ. Nếu cảm thấy quá mệt bạn có thể giảm cường độ lại sao cho vừa sức rồi tăng dần khi cơ thể đã quen với cường độ cao.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được đi bộ nhiều có tốt không? Mong rằng bạn đã rút ra được những kinh nghiệm để giúp bản thân luôn khỏe mạnh và luyện tập đi bộ có hiệu quả.

Đi bộ nhiều có tốt không?Đi bộ nhiều có tốt không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
2231
6
6

6 bình luận

Tôi đi bộ 2h mỗi ngày, đã đi được hơn một tháng rồi. Không giày chạy nhưng có đôi dép đi êm chân và cũng cẩn thận khi đi lại nên cũng không bị các vấn đề nghiêm trọng như bài viết này nói. Ngày nào cũng đi 2 lần một sáng một chiều, bây giờ tâm trạng lạc quan hơn trước nhiều lắm, nhìn mọi thứ cũng rõ nét hơn trước (bị cận), khả năng hít thở cũng sâu hơn, ăn cơm cũng ngon miệng hơn trước. Sẽ duy trì việc này dài dài và khuyên mọi người nên vận động thường xuyên cho bớt bệnh tật

1 năm trước
Thích
Trả lời
1
@Sennz

Đi bộ rất tốt, tùy sức khỏe mỗi người mà có thời gian đi bộ hợp lý ạ. Em đi bộ như đi dạo ấy, thấy rất thú vị, không phải kiểu ráng đi vì mục tiêu sức khỏe nào đó dễ phản tác dụng.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Hay quá cảm ơn bạn mình sẽ lưu ý

1 năm trước
Thích
Trả lời

Đi bộ cũng cần phải đúng kỹ thuật ư? Mình cứ đi bộ ra công viên vào buổi tối vừa dạo mát vừa thể dục luôn không biết có đúng không nhỉ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Vậy mà mình nghĩ đi bộ nhiều sẽ tốn nhiều calo thì sẽ giảm calo nhanh hơn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Đi bộ nhiều cũng không tốt, quan trọng là đúng, ngày đi 30-40 phút mỗi ngày

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!