dạ em là nam 2k9 hiện tại cao 1m69 muốn tăng chiều cao lên nhiều thì cần phải làm gì ạ
Đau sụn tăng trưởng
Bác sĩ ơi cho cháu hỏi. Cháu năm nay 16 tuổi, cháu bị đau đầu gối từ cách đây 1 năm trước khi đi khám bác sĩ tại bệnh viện Đại học Y dược Tp HCM thì bác sĩ chuẩn đoán là bị đau sụn tăng trưởng nên bác sĩ khuyên uống canxi và cần nạp thêm nhiều dưỡng chất khác( nhưng chủ yếu là Canxi) bác sĩ nói là đau sụn tăng trưởng sau khi đến 18 tuổi trở đi thì sẽ tự hết. Và khi cháu uống Canxi cùng với kết hợp với chơi thể thao ( như cầu lông), chay bộ và tập gym thì nó lại đỡ hơn nhiều ạ. Nhưng mỗi khi mà cháu đi lại nhiều và ngày đó cũng không uống canxi thì bữa đó đầu gối bên trái của cháu khá đau ạ, chân phải thì rất ít nhưng chủ yếu là bên trái ạ. Liệu không biết sau 18 tuổi thì bệnh đau sụn tăng trưởng này có hết không ạ? Mong bác sĩ tư vấn ạ. Cũng như là chơi thể thao như thế nào cho phù hợp ạ.
3 bình luận
Mới nhất
Chào em!
Đau tăng trưởng ở trẻ là tình trạng khá phổ biến, báo động trình trạng cơ thể bạn không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển rất nhanh của hệ xương trong thời kì dậy thì. Mặc dù không nguy hiểm nhưng gây lo lắng cho các bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh, đến độ tuổi 18 hệ xương khớp đã hoàn tất việc phát triển thì tình trạng này sẽ giảm bớt và hết. Vì vậy để hệ xương chắc khỏe, tránh loãng xương sau này em BS có một số lời khuyên cho em như sau:
Chúc bạn an vui và sức khỏe! Trân trọng
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng đau sụn tăng trưởng thường xảy ra ở tuổi dậy thì và có thể kéo dài đến khi bạn trưởng thành, thường là sau 18 tuổi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tự hết sau tuổi này.Việc uống canxi và cung cấp đủ dưỡng chất là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển và tăng cường sức khỏe của xương và sụn. Canxi là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sự mạnh mẽ của xương và sụn. Tuy nhiên, việc uống canxi không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề đau sụn tăng trưởng mà bạn đang gặp phải.
Để chơi thể thao phù hợp, bạn nên lựa chọn những môn thể thao có tác động nhẹ nhàng và không gây áp lực lớn lên đầu gối. Ví dụ như bơi lội, yoga, đi bộ, hay các bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bắp. Tránh các hoạt động có tác động mạnh lên đầu gối như chạy bộ trên mặt đường cứng, nhảy cao, hay các môn thể thao va chạm.
Tuy nhiên, để có lời khuyên chính xác và phù hợp với tình trạng của bạn, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc bác sĩ chuyên khoa thể thao. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra lời khuyên cụ thể.
Chúc bạn mau chóng hồi phục và có một sức khỏe tốt!
Chuyên mục liên quan