🔥 Bài đăng hot nhất

Đau bụng sau khi ăn

Chào bác sĩ ạ . Cháu muốn hỏi là cháu bị đau bụng sau khi ăn, liên tiếp 2 ngày rồi ý ạ . Cháu ăn từ 8g30 nhma 11g mới đau bụng . Cháu có đi ngoài nhưng phân không lỏng mà vẫn bình thường thôi ạ Cháu đau bình thường thôi không quần quại đau ạ . Sau khi cháu đi ngoài xong thì cảm thấy rất dễ chịu và k còn đau nữa . Cho cháu hỏi nguyên nhân là do đâu ạ ?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
2

2 bình luận

Chào em!

  1. BS đã đọc hết câu hỏi và nghĩ đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích sau ăn ở em, thường thì người ta sẽ có đau bụng nhẹ trước khi đi cầu đó là nhu động ruột tăng để tống phân từ đại ràng xích ma xuống trực tràng nếu em chỉ bị đau 5 - 10 phút trước khi đi cầu phân bình thường, đi cầu xong hết đau là sinh lí bình thường nếu đau lâu hơn thì nên tới cơ sở y tế để được thăm khám toàn diện.
  2. BS khuyên em nên dùng thêm men vi sinh, ăn uống các thực phẩm giàu probiotic và prebiotic, ăn chín uống sôi, nhai chậm và kĩ.

Chúc em sức khỏe!


1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Triệu chứng đau bụng sau khi ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
  1. Dị ứng thức ăn: Nếu bạn có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm, có thể đây là nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn.

  2. Rối loạn tiêu hóa: Các rối loạn tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày, có thể gây đau bụng sau khi ăn.

  3. Stress và căng thẳng: Tình trạng căng thẳng, lo lắng có thể kích thích nhu động ruột, dẫn đến đau bụng sau khi ăn.

  4. Uống rượu hoặc dùng thuốc: Thói quen uống nhiều rượu, bia hoặc sử dụng một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, đi ngoài phân lỏng, nôn và nhiều triệu chứng khó chịu khác.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc bạn sớm khỏe lại!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!