Bà bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hay không và làm cách nào để điều trị là câu hỏi quan tâm của nhiều mẹ bầu. Hãy cùng giải đáp ngay trong bài viết này bạn nhé.
Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai?
Những thay đổi nội tiết tố, thay đổi chế độ ăn hay tâm lý lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy. Nhưng tiêu chảy không phải luôn có nguyên nhân liên quan trực tiếp đến thai kỳ.
Cũng giống như khi không mang thai, bạn có thể bị tiêu chảy do bệnh hoặc do thức ăn mình đã tiêu thụ. Các nguyên nhân tiêu chảy có thể bao gồm:
- Virus dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như listeriosis
- Một số loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng axit. Một số mẹ bầu thậm chí còn thấy rằng loại vitamin tiền sản họ sử dụng khiến họ bị tiêu chảy, và hiện tượng này ngưng lại khi họ đổi sang nhãn hiệu khác.
- Các sản phẩm sữa (nếu bạn không dung nạp đường sữa).
- Các vấn đề về tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột.
Bà bầu tiêu chảy gây ảnh hưởng đến thai nhi khi nào?Tùy theo nguyên nhân gây tiêu chảy mà thời gian hồi phục nhanh hoặc chậm, thông thường là 1 – 10 ngày. Tuy nhiên, do sức đề kháng của mẹ bầu yếu hơn trong 9 tháng mang thai, vì vậy tiêu chảy ở mẹ bầu thường nguy hiểm hơn so với những trường hợp bình thường. Chính vì vậy, mẹ không được chủ quan khi mình bị tiêu chảy.Những triệu chứng khi mẹ bầu bị tiêu chảy thường thấy là buồn nôn, nôn ói, sốt, đau đầu, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, mùi chua hoặc bị co rút,…Trong trường hợp nặng: tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày, kèm theo triệu chứng nôn mửa, sốt, bụng đau nặng trong nhiều giờ, ra máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được theo dõi điều trị.Tiêu chảy ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, bé có thể chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc nặng nhất là thai chết lưu.
Bạn có thể làm gì khi bị tiêu chảy trong thai kỳ
- Uống nhiều nước: để giữ cơ thể không bị mất nước. Tuy nhiên, tránh các loại nước hoa quả, nước ngọt có ga.
- Tránh những loại thực phẩm có thể làm tiêu chảy nghiêm trọng hơn: thực phẩm béo hoặc cay, sữa (đặc biệt khi bạn không dung nạp đường sữa)
- Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: cháo, súp, bánh mì nướng, chuối, cà rốt nấu chín… Sữa chua, đặc biệt với các loại sữa chua còn men sống giúp cung cấp những lợi khuẩn cho ruột cũng có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy.
- Nghỉ ngơi: những khó chịu do tiêu chảy khiến cơ thể mệt mỏi, vì vậy hãy tăng cường nghỉ ngơi bạn nhé.
- Tránh xa các loại thuốc tiêu chảy có chứa natri hoặc natri bicarbonate. Chúng là những loại không nên sử dụng trong thai kỳ.
Khi nào cần đến bác sĩ?
- Khi tiêu chảy không giảm nhẹ hơn sau 1 ngày: tiêu chảy kéo dài có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước, một yếu tố nguy cơ chính của chuyển dạ sớm.
- Khi tiêu chảy trở nên nặng hơn, hoặc phân có máu, có chất nhầy hoặc hoàn toàn là chất lỏng.
- Khi bạn bị tiêu chảy kèm sốt hoặc xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội.
- Khi bạn có những dấu hiệu mất nước: khô môi, choáng váng, chóng mặt…
- Khi bé yêu trong bụng bạn ít vận động hơn, hoặc vận động mạnh mẽ hơn thường ngày. Hoặc khi bạn có những dấu hiệu như: Co thắt thường xuyên, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, dịch tiết như nước và có kèm máu.
Trên đây là những thông tin cần biết khi bà bầu bị tiêu chảy, hi vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho mẹ bầu.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
Chào bạn,
Đau bao tử và cảm giác cồn cào sau khi ăn hải sản có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa. Thường thì đau bao tử và cồn cào này sẽ tự khỏi sau vài giờ, tuy nhiên nếu bạn cảm thấy triệu chứng này liên tục hoặc nghi ngờ có dấu hiệu dị ứng, bạn nên hạn chế ăn hải sản và tìm kiếm ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn và khám bệnh.
Về việc ảnh hưởng đến thai nhi, nếu bạn ăn hải sản mà không có triệu chứng dị ứng hoặc vấn đề tiêu hóa, thì không có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, khi ăn hải sản bạn cần lưu ý đảm bảo rằng chúng được chế biến sạch sẽ và đảm bảo an toàn thực phẩm để tránh các nguy cơ tiềm ẩn.
Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe hoặc lo lắng về ảnh hưởng đến thai nhi, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để được tư vấn và khám bệnh.
Chúc bạn một thai kỳ khỏe mạnh!
*Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
... Xem thêm