Vitamin K rất cần thiết cho quá trình đông máu và sức khỏe của xương khớp. Một khảo sát cho thấy 26,98% người dùng vitamin K đã có sự cải thiện về số lượng tiểu cầu và các triệu chứng chảy máu.
Lượng vitamin K đủ cho một người trưởng thành trên 19 tuổi đối với nam là 120mcg còn ở nữ là 90mcg/ngày.
Tiểu cầu thấp nên ăn gì? Các thực phẩm giàu vitamin K gồm có:
- Natto (đậu nành lên men, một món ăn truyền thống ở Nhật Bản)
- Rau lá xanh như cải rổ, củ cải, rau chân vịt và cải xoăn
- Bông cải xanh
- Đậu nành và dầu đậu nành
- Bí ngô
5. Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì để tăng tiểu cầu lại? Không thể không nhắc đến thực phẩm giàu sắt
Sắt góp phần tạo nên những tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh. Một nghiên cứu thực hiện ở trẻ tập đi và thanh thiếu niên bị thiếu máu do thiếu sắt cho thấy sắt có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người mắc bệnh này.
Theo NIH, nam giới trên 18 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi cần 8mg sắt mỗi ngày, nữ giới ở độ tuổi từ 19-50 thì cần khoảng 18mg sắt/ngày. Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ cần đến 27mg sắt mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến là:
- Hàu
- Gan bò
- Đậu trắng và đậu thận
- Sô cô la đen
- Đậu lăng
- Đậu hũ

Khi ăn các thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ thực vật như đậu, đậu lăng và đậu hũ chung với thực phẩm giàu vitamin C sẽ làm tăng tỷ lệ hấp thụ các chất này. Lưu ý, tránh ăn thực phẩm giàu canxi hay uống thực phẩm chức năng bổ sung canxi cùng lúc với các nguồn cung cấp sắt.
Người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu bị xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì để tăng tiểu cầu tốt nhất, bạn cũng cần lưu ý hạn chế dùng những thực phẩm có thể khiến bệnh trở nặng. Hãy trao đổi với bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để nắm rõ về các thực phẩm cần tránh liên quan đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nào khác, ví dụ như:
- Thịt đỏ
- Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm sữa
- Dầu không có nguồn gốc từ thực vật
- Trái cây có tác dụng làm loãng máu tự nhiên như cà chua, quả mọng
- Thức ăn nhanh
- Thực phẩm được chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
- Tỏi và hành tây (cũng có tác dụng làm loãng máu)
Uống gì để tăng tiểu cầu?
Bên cạnh đồ ăn, thức uống cũng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Nước lọc vẫn luôn là lựa chọn tốt nhất để cung cấp nước cho cơ thể. Nếu muốn uống cà phê hay rượu khi đang mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bạn cần cẩn thận và tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Các thực phẩm chức năng giúp làm tăng lượng tiểu cầu
Một vài nghiên cứu đã cho thấy một số thực phẩm chức năng có thể làm tăng số lượng tế bào tiểu cầu, ví dụ như:
- Chlorophyll là diệp lục tố (sắc tố có màu xanh lá) trong thực vật. Hoạt chất này có thể làm giảm bớt một vài triệu chứng do lượng tiểu cầu thấp gây ra nhưng các nghiên cứu vẫn còn hạn chế.
- Chiết xuất lá đu đủ đã được nghiên cứu thành công trên chuột về khả năng làm tăng đáng kể số lượng tiểu cầu và hồng cầu. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa, nhất là thử nghiệm trên người để có thể xác nhận chắc chắn hiệu quả của dịch chiết lá đu đủ.
- Melatonin là một hormone có vai trò điều chỉnh đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy có mối liên hệ giữa melatonin và số lượng tiểu cầu.
Do đó cố gắng giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp hỗ trợ sức khỏe nói chung. Đặc biệt khi tìm hiểu người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các thực phẩm có lợi cho các tế bào máu. Nếu số lượng tế bào tiểu cầu giảm quá thấp, bạn sẽ cần phải được điều trị y tế để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!