Thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm sút. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Thiếu máu cơ tim cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm sút. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!
Thiếu máu cơ tim cục bộ (hay thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ) xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm sút, khiến tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Đó là kết quả từ việc động mạch cung cấp nuôi tim (động mạch vành) bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn.
Tình trạng này khiến cho khả năng bơm máu của cơ tim suy giảm. Đồng thời, khi một trong các nhánh động mạch nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột có thể dẫn đến một cơn đau thắt ngực. Thiếu máu cơ tim cũng khiến cho nhịp tim trở nên rối loạn.
Một số người bị thiếu máu cơ tim mà không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào. Trường hợp đó được gọi là thiếu máu cục bộ thầm lặng.
Khi bắt đầu biểu hiện triệu chứng thiếu máu cơ tim cục bộ, người bệnh thường cảm thấy có áp lực hoặc đau trong lồng ngực, nhất là bên phía bên trái cơ thể (cơn đau thắt ngực). Đây là triệu chứng điển hình của các ca bệnh thiếu máu cơ tim.
Các triệu chứng khác có thể gặp phải trên các đối tượng như phụ nữ, người cao tuổi hay người bệnh đái tháo đường gồm:
Nếu bạn cảm thấy có cơn đau ngực nghiêm trọng hoặc kéo dài, không hết, hãy đến cơ sở y tế gần nhất hay liên lạc đến số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức.
Thiếu máu cơ tim có thể phát triển chậm khi lòng động mạch bị thu hẹp dần rồi tắc nghẽn theo thời gian. Ngược lại, tình trạng này có thể diễn ra nhanh chóng khi một nhánh động mạch bị nghẽn đột ngột.
Các bệnh lý hay vấn đề có thể gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ gồm:
Cơn đau ngực do thiếu máu cơ tim có thể bị kích hoạt bởi các yếu tố như:
Một vài yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, gồm:
Bác sĩ sẽ nghe mô tả về các triệu chứng của bạn và xem qua bệnh sử, đồng thời thăm khám sức khỏe sơ bộ. Sau đó, để đưa ra được chẩn đoán, họ thường yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm:
Mục tiêu trong điều trị tình trạng này là cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật, hay kết hợp cả hai.
Điều trị bằng thuốc
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng thiếu máu cơ tim cục bộ uống thuốc gì? Các loại thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ thường được kê đơn bao gồm:
Điều trị bằng phẫu thuật
Một số trường hợp, bạn cần phải nhận phương pháp điều trị xâm lấn hơn để cải thiện lưu lượng máu.
Thiếu máu tim cục bộ có nguy hiểm không? Nếu không điều trị, bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Thay đổi lối sống là một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị thiếu máu cơ tim. Hãy cố gắng thực hiện một lối sống giúp duy trì sức khỏe tim mạch:
Cuối cùng, bạn đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ vì một số yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cơ tim như cholesterol cao, tăng huyết áp và đái tháo đường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Nếu phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe trên, bạn sẽ duy trì được sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể nói chung.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!