7. Một số thức uống khó dung nạp, hấp thu

Nguyên nhân đau thượng vị là gì? Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các sản phẩm từ sữa, phô mai, nguyên nhân do cơ thể không dung nạp được lactose. Khi cơ thể bạn không có đủ lượng men cần thiết để phá vỡ đường lactose gây ra những triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, bụng đầy hơi, buồn nôn, đau dạ dày…
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều rượu cùng một lúc hoặc trong một thời gian dài có thể khiến niêm mạc dạ dày của bạn bị viêm, tình trạng viêm lâu dài có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Đồng thời rượu cũng có thể gây ra các tình trạng như viêm tụy, bệnh gan… làm đau tức vùng thượng vị.
Ghi nhớ:
Nếu uống rượu, bạn nên hạn chế khoảng 1 ly/ngày để ngăn ngừa những cơn đau dạ dày hay đau vùng thượng vị.
8. Rối loạn túi mật gây đau tức vùng thượng vị
Các vấn đề với túi mật cũng có thể là nguyên nhân đau vùng thượng vị. Tình trạng sỏi mật có thể làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật hoặc viêm túi mật, gây căng tức vùng thượng vị. Các triệu chứng rối loạn túi mật cụ thể có thể bao gồm:
9. Viêm dạ dày dẫn đến đau vùng thượng vị
Bạn thắc mắc nguyên nhân đau thượng vị? Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm do nhiễm vi khuẩn, rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc gặp phải tổn thương liên tục đến dạ dày. Tình trạng này có thể là cấp tính và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, hoặc có thể là mãn tính kéo dài trong nhiều năm nếu bạn không điều trị. Các triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày có thể bao gồm:
- Đi phân đen
- Buồn nôn, nôn mửa, hoặc nôn ra máu
- Đau hoặc khó chịu ở ngực hay phần trên cơ thể
10. Mang thai khiến bạn đau tức vùng thượng vị

Mang thai cũng là một nguyên nhân đau thượng vị. Cơn đau vùng thượng vị nhẹ là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai do áp lực bào thai đang lớn lên đặt lên vùng bụng. Một số nguyên nhân khác dẫn đến việc đau tức thượng vị có thể do những thay đổi trong hormone và hệ tiêu hóa gây ợ nóng thường xuyên.
Bạn cần lưu ý cơn đau thượng vị trong thai kỳ đôi khi là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý:
Bạn cần theo dõi chặt chẽ, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau thượng vị khi mang thai. Tùy vào nguyên nhân đau thượng vị, một số phương pháp điều trị thông thường là:
- Chế độ ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều: Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống hoặc lối sống, bao gồm tập thể dục khoảng 30 phút/ ngày, lựa chọn thực phẩm lành mạnh…
- Một số loại thuốc: Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng các loại thuốc này và tìm cách khác để kiểm soát cơn đau bằng cách dùng thuốc kháng axit.
- Một số bệnh lý: Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cũng như điều trị lâu dài để kiểm soát các tình trạng gây ra cơn đau bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày…
Bạn nên đi khám nếu các triệu chứng đau thượng vị kéo dài hơn vài ngày mà vẫn không đỡ dù đã sử dụng phương pháp điều trị dùng thuốc hoặc tại nhà. Không nên tự ý mua thuốc dùng mà hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân đau thượng vị và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!