Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Ung thư tuyến tụy là một dạng ung thư xuất hiện trong các mô ở tuyến tụy. Dấu hiệu bệnh có thể không rõ rệt và khó nhận biết ở giai đoạn đầu.
Vậy ung thư tuyến tụy là gì và có nguy hiểm không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Ung thư tuyến tụy là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày.
Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa nhờ vào khả năng sản xuất ra các enzyme mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn có chứa chất béo, carbohydrate và protein. Tuyến tụy cũng tiết ra hai hormone quan trọng là glucagon và insulin, có trách nhiệm kiểm soát glucose (đường) trong quá trình trao đổi chất. Insulin giúp các tế bào chuyển hóa glucose để tạo ra năng lượng và glucagon nhằm tăng nồng độ glucose khi chúng quá thấp.
Cũng như các dạng ung thư khác, ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu thường không biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, chúng có thể bao gồm:
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa ảnh hưởng và tiến triển của bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào, đặc biệt là các triệu chứng vừa nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy vẫn chưa được biết rõ. Đây là loại ung thư xảy ra khi các tế bào bất thường bắt đầu phát triển trong tuyến tụy và hình thành các khối u.
Thông thường, các tế bào khỏe mạnh sẽ phát triển và chết đi với số lượng vừa phải. Trong trường hợp của ung thư, tế bào trong tuyến tụy bị đột biến ADN, khiến chúng phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống tiếp trong khi các tế bào bình thường đã chết đi. Các tế bào bất thường này tập hợp lại với nhau và tạo thành khối u. Nếu không được điều trị, các tế bào ung thư ở tuyến tụy sẽ lan rộng sang cơ quan xa khác, lúc này bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Do vị trí của tuyến tụy, ung thư tuyến tụy có thể khó phát hiện và thường chỉ được chẩn đoán khi bệnh đã diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy như:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm và xem xét các triệu chứng, bệnh sử của bạn để chẩn đoán bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:
Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bệnh dựa trên kết quả kiểm tra:
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị bệnh nhằm tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Các phương pháp dùng để điều trị bệnh này, bao gồm:
Phẫu thuật
Nếu khối u vẫn nằm ở trong tuyến tụy, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật (tùy thuộc vào vị trí ung thư mà bác sĩ quyết định có nên tiến hành phẫu thuật hay không). Nếu khối u được giới hạn ở đầu và cổ của tuyến tụy thì bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật Whipple. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần đầu tiên hoặc “đầu” của tuyến tụy và khoảng 20% toàn bộ tuyến tụy hoặc phần thứ hai. Nửa dưới của ống mật và phần đầu của ruột cũng bị loại bỏ.
Xạ trị
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nếu ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tụy, chẳng hạn như xạ trị sử dụng tia X và các tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư.
Hóa trị
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác cùng với hóa trị. Hóa trị sẽ sử dụng các loại thuốc ung thư để giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào.
Chăm sóc giảm nhẹ
Chăm sóc giảm nhẹ là những phương pháp pháp chăm sóc y tế chuyên biệt tập trung vào việc giảm đau và giảm nhẹ các triệu chứng khác của bệnh, đặc biệt đối với ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối.
Những lời khuyên hữu ích sau đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!