
Nếu bạn thắc mắc bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi phải làm sao, thì lời khuyên dành cho bạn là nên massage mũi. Đây là một cách vô cùng đơn giản giúp bạn có thể giảm bớt cảm giác khó chịu bên trong khoang mũi. Tùy vào từng mục đích khác nhau mà bạn nên massage mũi ở những vị trí khác nhau:
- Nếu bạn muốn làm giảm áp lực trong xoang và ngăn niêm mạc bị khô, hãy xoa bóp giữa lông mày
- Nếu bạn muốn làm giảm sưng, viêm mao mạch, hãy xoa bóp vị trí giữa môi trên và mũi.
Hãy tham khảo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về những vị trí nên massage để làm giảm nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.
>>> Bạn có thể xem thêm: Bấm huyệt trị nghẹt mũi: Bấm thế nào mới đúng?
8. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Dùng máy tạo độ ẩm là một cách tốt giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn cả ngày khi bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi gây khó chịu. Nguyên nhân là vì máy tạo độ ẩm sẽ giúp căn phòng của bạn không bị thiếu ẩm, từ đó hạn chế nguy cơ mũi của bạn bị khô, nhờ vậy mà làm giảm thiểu tối đa tình trạng sưng, viêm các mô, mạch và xoang mũi.
9. Cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi với các nguyên liệu tự nhiên
Các nguyên liệu từ thiên nhiên có tính sát khuẩn, giảm sưng, tiêu viêm cao, sẽ rất hữu ích trong việc điều trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Bạn có thể dùng gừng, bạc hà, tỏi… để làm ra các loại nước hỗ trợ chữa bệnh này, chẳng hạn như nước trà gừng nóng, trà bạc hà, nước ép tỏi…
>>> Bạn có thể xem thêm: Tuyệt chiêu trị nghẹt mũi bằng tỏi an toàn, hiệu quả
10. Thuốc trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi
Khi bạn bị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để từ đó biết được nên dùng thuốc gì để điều trị nghẹt mũi. Hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo toa đã được kê.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 10 cách chữa nghẹt mũi nhưng không có nước mũi.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!