3. Uống đủ nước giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả

Hãy uống nhiều nước khi bạn bị nghẹt mũi. Hầu hết các loại nước đều giúp cung cấp đủ nước khi bạn bị bệnh, bao gồm nước lọc, nước uống thể thao và cả nước ép. Chúng giúp hòa tan dịch nhầy trong mũi, đẩy chúng ra ngoài dễ dàng và làm giảm áp lực trong xoang. Càng ít áp lực thì mũi càng ít viêm và kích thích.
4. Dùng bình xịt nước muối
Vì sao có thể dùng bình xịt nước muối để làm giảm nghẹt mũi? Sử dụng bình xịt nước muối giúp tăng độ ẩm bên trong mũi, giảm viêm mạch máu và làm sạch dịch trong mũi. Bình xịt mũi có bán nhiều ở các tiệm thuốc tây.
5. Dùng gạc ấm để giảm nghẹt mũi cấp tốc
Gạc ấm giúp khai thông cơn nghẹt mũi. Để làm gạc ấp, bạn hãy dùng khăn mặt ngâm nước nóng, sau đó vắt khô, đặt chúng lên mũi và trán. Hơi ấm có thể làm dịu cơn đau và giảm viêm. Dùng gạc ấm thường xuyên giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả.
6. Sử dụng thuốc giảm xung huyết
Thuốc giảm xung quyết có thật sự làm giảm nghẹt mũi? Câu trả lời là có! Thuốc giảm xung huyết có tác dụng làm giảm sưng và dịu cơn đau do kích thích ở mũi. Nhiều loại thuốc xung huyết có thể dùng mà không cần đơn thuốc của bác sĩ. Chúng gồm hai dạng: dạng xịt và dạng viên. Dạng xịt phổ biến bao gồm oxymetazoline (Afrin) và phenylephrine (Sinex). Dạng viên bao gồm pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest). Những loại thuốc này đều có ở các tiệm thuốc, vì vậy bạn có thể hỏi mua từ dược sĩ.
7. Dùng thuốc kháng histamine hay thuốc dị ứng để giảm nghẹt mũi
Bạn có thể cần đến thuốc kháng histamine và thuốc dị ứng nếu nguyên nhân nghẹt mũi là do dị ứng. Cả hai loại đều giúp giảm sưng và khai thông mũi. Các loại thuốc kết hợp chứa cả thuốc kháng histamine và thuốc giảm xung huyết có thể làm dịu áp lực ở xoang và sưng do dị ứng gây ra.
8. Tìm cách xoa dịu
Nghẹt mũi gây khó chịu, tuy nhiên một số phương pháp tại nhà có thể giúp bạn. Các loại thuốc sẵn rất hiệu quả, tuy nhiên bạn nên sử dụng cẩn thận. Hãy hỏi bác sĩ khi chọn mua thuốc xung huyết, thuốc kháng histamine hay thuốc dị ứng. Hãy đến khám bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện sau hơn 3 ngày, hoặc nếu bạn lên cơn sốt.
>>> Bạn có thể xem thêm: 10 cách trị nghẹt mũi nhưng không có nước mũi tại nhà hiệu quả, đơn giản
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn “bỏ túi” được 8 cách giảm nghẹt mũi vô cùng đơn giản mà mang lại hiệu quả bất ngờ!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!