Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu?
Để chẩn đoán tình trạng tăng axit uric máu, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định chức năng thận, cũng như mức axit uric trong cơ thể.
Bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch tay, thường ở bên trong khuỷu tay hoặc ở mặt sau của bàn tay. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy mẫu nước tiểu 24 giờ nếu thấy nồng độ axit uric cao trong máu của bạn.
- Axit uric trong máu nên dưới 6.8 mg/dL.
- Axit uric trong nước tiểu 24 giờ nên dưới 600 mg/ngày đối với nam giới trưởng thành ăn không có purin.
- Nếu chỉ số xét nghiệm trên các mức này có nghĩa là việc sản xuất axit uric cao.
Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh gút, bác sĩ sẽ xét nghiệm bất kỳ dịch nào tích tụ trong khớp của bạn. Điều này được thực hiện bằng cách rút dịch từ khớp. Mẫu dịch sẽ được gửi tới phòng thí nghiệm để kiểm tra có tinh thể axit uric hay không. Sự có mặt của tinh thể axit uric là dấu hiệu của bệnh gút.
Ngoài ra, siêu âm thận cũng được chỉ định nếu người bệnh bị sỏi thận do axit uric cao.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng tăng axit uric máu?
Việc điều trị tăng axit uric máu còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu tăng acid uric máu không biểu hiện triệu chứng thì không cần điều trị. Khi thấy chế độ ăn của người bệnh quá nhiều chất đạm hoặc lạm dụng rượu bia, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dinh dưỡng phù hợp.
Nếu tình trạng tăng axit uric máu là do những nguyên nhân cơ bản khác gây nên (được đề cập trong phần nguyên nhân ở trên) thì bạn cần điều trị những tình trạng đó.
Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp tránh tăng axit uric máu nặng hơn
Nếu bạn có nồng độ axit uric cao và bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị bệnh gút, sỏi thận, bạn hãy thử áp dụng chế độ ăn chứa ít purine.
Tăng axit uric trong máu kiêng ăn gì? Các thực phẩm giàu chất purine mà bạn nên giảm bớt bao gồm:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!