backup og meta

7 tác dụng tuyệt vời của măng tây đối với sức khỏe

7 tác dụng tuyệt vời của măng tây đối với sức khỏe

Măng tây có tác dụng gì? Thực phẩm này không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy những tác dụng của măng tây đối với sức khỏe là gì?

Măng tây, có tên khoa học là Asparagus officinalis, thuộc họ hoa loa kèn có màu trắng, xanh lá cây và tím. Đây là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein thiết yếu tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, măng tây chỉ chứa lượng thấp calo, natri và không có cholesterol hỗ trợ an toàn, hiệu quả cho người giảm cân. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 7 công dụng của măng tây đối với sức khỏe nhé!

Giá trị dinh dưỡng của măng tây

Trước khi tìm hiểu các tác dụng của măng tây, chúng ta hãy cùng xem qua những thành phần dinh dưỡng của loại thực phẩm này nhé.

Theo FoodData Central Search Results, trong 100g măng tây đã được chế biến có chứa:

  • Năng lượng: 20 kcal
  • Chất béo: 0,12g
  • Natri: 2mg
  • Carbohydrate: 3,88g
  • Chất xơ: 2,1g
  • Đường: 1,88g
  • Protein: 2,2g
  • Vitamin và khoáng chất: như vitamin K, vitamin B6, vitamin B12, vitamin A, kẽm, kali, v.v

Ăn măng tây có tốt không? Công dụng của măng tây đối với sức khỏe

Dựa vào giá trị dinh dưỡng của măng tây có thể thấy loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nhiều chất xơ và ít calo. Vậy cụ thể ăn măng tây có tác dụng gì với sức khỏe?

1. Măng tây tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Công dụng măng tây đối với phụ nữ mang thai là gì? Loại thực phẩm này chứa rất nhiều folate (vitamin B9) giúp thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ trẻ bị dị tật ống thần kinh, chẳng hạn như nứt đốt sống.

Trong 100g măng tây cung cấp khoảng 52mcg, đáp ứng 22% nhu cầu folate hàng ngày của phụ nữ mang thai. Việc thiếu folate trong thời kì mang thai có thể dẫn nhiều biến chứng cho trẻ, như dị tật về thể chất, mất kiểm soát nhu động ruột và bàng quang, gặp khó khăn trong việc học.

Bạn có thể xem thêm:


Bà bầu ăn măng tây được không?

2. Cải thiện sức khỏe đường ruột

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Măng tây lại có chứa tới 2,1g chất xơ trong 100g, đáp ứng 7% nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe đường ruột là gì? Loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan có thể giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru và đều đặn. Nó cũng chứa một lượng nhỏ chất xơ hòa tan có thể hòa tan trong nước và tạo thành một chất giống như gel trong đường tiêu hóa. Chất xơ hòa tan cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn thân thiện trong ruột, chẳng hạn như BifidobacteriaLactobacillus.

Việc tăng số lượng những lợi khuẩn trong đường ruột sẽ góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch và quá trình sản xuất các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B12 và K2.

Bạn có thể xem thêm:


Những thực phẩm giàu chất xơ bạn nên biết

lợi ích của măng tây

3. Ăn măng tây có tác dụng gì với huyết áp? 

Măng tây có chứa nhiều kali. Việc bổ sung kali có thể giúp giảm huyết áp vì nó làm giãn thành động mạch giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng bài tiết natri từ thận.

Ngoài ra, măng tây còn chứa vitamin A và vitamin C, các chất chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do lưu thông trong máu và giảm nguy cơ mắc các vấn đề gây tổn thương hệ tuần hoàn, bao gồm xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

4. Măng tây bảo vệ thị lực cho bạn

lợi ích của măng tây

Một tác dụng khác của măng tây là bảo vệ thị lực khỏe mạnh. Do chứa các chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin ., Bên cạnh đó, axit amin glutathione có trong măng tây cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể và quáng gà.

5. Vitamin K trong măng tây giúp phòng ngừa loãng xương

Măng tây có chứa phốt pho, sắt, vitamin K và canxi rất tốt cho xương khớp. Theo một đánh giá năm 2018, vitamin K có thể giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.

Ngoài ra, sắt, phốt pho, kali, kẽm và magie trong măng tây là những khoáng chất giúp cho xương chắc khỏe.

lợi ích của măng tây

6. Tác dụng của măng tây giúp giảm cân

Thực tế, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng giảm cân của măng tây. Tuy nhiên, một số đặc tính sau của măng tây có giúp bạn đưa ra quyết định thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn giảm cân của mình như:

  • Măng tây chứa rất ít calo (20 calo trong 100g). Điều này có nghĩa là bạn có thể ăn nhiều măng tây mà không lo nạp quá nhiều calo.
  • Bên cạnh việc ít calo, măng tây có chứa tới 94% nước. Đây là một thực phẩm rất phù hợp cho người đang giảm cân.
  • Măng tây cũng rất giàu chất xơ

Bạn có thể xem thêm:


14 siêu thực phẩm giúp giảm cân nhanh bạn nên biết

7. Lợi ích của măng tây giúp ngăn ngừa bệnh ung thư

Quá nhiều gốc tự do trong cơ thể sẽ dẫn đến thương tổn các tế bào và có thể gây ung thư. Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng ngăn ngừa ung thư của măng tây. Tuy nhiên,  măng tây chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do này, do đó có thể phòng ngừa ung thư.

Chất xơ trong măng tây có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Theo một thử nghiệm sàng lọc được công bố vào năm 2015, những người có chế độ ăn giàu chất xơ ít có khả năng phát triển ung thư đại trực tràng hơn những người ăn ít chất xơ.

Tác dụng của măng tây quả thật rất tuyệt vời đúng không? Không chỉ có lợi cho sức khỏe, măng tây còn có mùi vị rất thơm ngon. Bạn có thể chế biến măng thành nhiều món ngon như măng tây xào tôm, thịt xông khói cuộn măng tây hoặc làm salad, súp… Nếu muốn đa dạng thực đơn hàng ngày, bạn hãy tìm hiểu các món nấu với loại măng này để bữa ăn thêm phần thú vị nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dietary fiber intake and risk of colorectal cancer and incident and recurrent adenoma in the Prostate, Lung, Colorectal, and Ovarian Cancer Screening Trial1,2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4588743/. Ngày truy cập 14/5/2023

Vitamin K and Bone Metabolism: A Review of the Latest Evidence in Preclinical Studies. https://www.hindawi.com/journals/bmri/2018/4629383/. Ngày truy cập 14/5/2023

Asparagus, cooked, boiled, drained. https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168390/nutrients. Ngày truy cập 14/5/2023

Nutritional therapies for mental disorders. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2248201/. Ngày truy cập 14/5/2023

Asparagus Health Benefits You Probably Didn’t Know. https://www.nnc.gov.ph/regional-offices/mindanao/region-ix-zamboanga-peninsula/9619-asparagus-health-benefits-you-probably-didn-t-know. Ngày truy cập 14/5/2023

Phiên bản hiện tại

22/05/2023

Tác giả: Hoàng Trí

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia Dinh dưỡng Phạm Thị Diệp

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách làm tôm sốt Thái cho người bệnh mạn tính

Những thực phẩm không tốt cho phổi bạn nên tránh


Tham vấn chuyên môn:

Chuyên gia Dinh dưỡng Phạm Thị Diệp

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Đại học Thăng Long


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 22/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo