Nhiều loại viêm khớp có thể gây đau ở mắt cá chân, nhưng viêm xương khớp là phổ biến nhất. Viêm xương khớp thường do hao mòn ở khớp. Người càng lớn tuổi càng có nhiều khả năng mắc bệnh viêm xương khớp.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh viêm khớp do vi khuẩn hoặc nấm gây ra, có thể gây đau ở mắt cá chân nếu mắt cá chân là một trong những khu vực bị nhiễm trùng.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau nhức mắt cá chân?
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá tình trạng sưng và bầm tím ở mắt cá chân và bàn chân của bạn để đưa ra kết luận về chấn thương nào đã xảy ra với mắt cá chân. Một số trường hợp đau mắt cá chân cần được kiểm tra chụp X-quang hay chụp MRI để xác định tổn thương xương và mô mềm nếu có. Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng, cũng có thể bạn cần phải tiến hành sinh thiết để kiểm tra xem có sự tồn tại của vi khuẩn hay không.
Cách trị đau nhức mắt cá chân

Những phương pháp nào để điều trị đau nhức mắt cá chân?
Nếu việc điều chỉnh lối sống và phương pháp điều trị bằng thuốc không kê đơn chỉ làm giảm cơn đau, bác sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp khác. Bác sĩ sẽ chỉ định giày chỉnh hình hoặc nẹp chân/mắt cá chân để giúp sắp xếp lại các khớp và giảm đau. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiêm steroid để giảm đau và viêm ở vùng ảnh hưởng.Hầu hết các mũi tiêm chỉ mất vài phút và sẽ bắt đầu giảm đau trong vài giờ, trong khi tác dụng của thuốc có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng.
Những cách làm giảm đau mắt cá chân tại nhà
Để làm giảm đau mắt cá chân tại nhà, bạn nên áp dụng phương pháp RICE, gồm:
- Nghỉ ngơi (Rest). Tránh để mắt cá chân phải chịu trọng lượng của cơ thể bằng cách hạn chế di chuyển trong vài ngày đầu và sử dụng nạng hoặc gậy nếu bạn phải đi bộ hoặc di chuyển.
- Chườm lạnh (Ice). Bạn có thể chườm một túi đá lạnh lên mắt cá chân trong không quá 90 phút mỗi lần. Thực hiện phương pháp này 3-5 lần mỗi ngày trong 3 ngày sau chấn thương. Điều này sẽ giúp giảm sưng và đau tê.
- Băng bó (Compression). Bạn hãy dùng băng thun để quấn mắt cá chân bị thương. Đừng quấn chặt đến nỗi mắt cá chân bị tê hoặc ngón chân chuyển sang màu xanh.
- Nâng cao (Elevation). Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy nâng mắt cá chân cao hơn mức tim.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!