Khi có điều gì bất thường dẫn đến đau chân, bệnh nhân có thể bị đau hoặc khó chịu ở một hoặc nhiều bộ phận của chân như ngón chân, gót chân, vòm hoặc lòng bàn chân.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Khi có điều gì bất thường dẫn đến đau chân, bệnh nhân có thể bị đau hoặc khó chịu ở một hoặc nhiều bộ phận của chân như ngón chân, gót chân, vòm hoặc lòng bàn chân.
Chân là một phần quan trọng của cơ thể. Phần chân phải đủ khỏe để chịu tất cả trọng lượng cơ thể khi bạn đứng và đi. Bên trong bàn chân của bạn là một hệ thống phức tạp gồm các xương, dây chằng, gân và cơ. Khi bị đau chân, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi lại cũng như thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày.
Vậy vì sao bạn lại gặp tình trạng này và khi bị đau chân phải làm sao? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Đau chân là một vấn đề thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, những nguyên nhân này bắt nguồn từ hai lý do chính: thói quen trong sinh hoạt và bệnh lý.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề về chân là do mang giày không vừa kích cỡ, đặc biệt là ở phụ nữ. Họ thường mang những đôi giày cao gót và có thể gây đau chân, vì khi mang giày cao gót, bạn phải dồn rất nhiều áp lực vào các ngón chân. Chấn thương trong khi tập các môn thể dục, thể thao có cường độ mạnh như chạy bộ hoặc thể dục nhịp điệu mạnh cũng có thể gây ra đau chân.
Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm: bong gân và căng cơ, bệnh gút, mụn cóc, nốt phồng, vết chai sạn, chấn thương bàn chân… Bong gân và căng cơ thường xảy ra khi mọi người thay đổi hướng và tăng tốc đột ngột, ngã và tiếp đất sai tư thế,… Điều này sẽ gây ra tổn thương ở cơ và dây chằng. Nó có thể gây sưng tấy, bầm tím và đau, khiến bạn không thể tự đứng dậy được. Bên cạnh đó còn có những bệnh lý khác bao gồm:
Bàn chân bẹt
Với những người bị bàn chân bẹt, bạn sẽ không thấy vòm cong ở bàn chân. Vì vậy, để giữ cơ thể cân bằng khi đi lại, chạy nhảy thì các bộ phận như cổ chân, đầu gối, khớp háng cùng hệ cột sống sẽ xoay lệch. Đến khi hệ thống khung xương không còn khả năng chịu lực, bệnh nhân dần dần sẽ bị đau mắt cá, gót chân, đầu gối, thắt lưng, thậm chí cả cổ gáy.
Viêm bao hoạt dịch ngón cái (biến dạng ngón chân cái)
Ngón chân cái của người bệnh sẽ hướng về những ngón chân khác, các khớp ngón chân cái sẽ nhô ra hình thành u xương. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không điều trị. Một số trường hợp, bệnh nhân sẽ thấy đau trong khi số khác lại không có triệu chứng gì.
Viêm cơ mạc bàn chân
Triệu chứng nhận biết là các cơn đau ở gót chân và lòng chân với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường xảy ra ở người ít vận động, khiến sợi dây chằng không có độ co giãn, cơ mạc bàn chân yếu. Ngoài ra khi mang giày quá cứng hoặc quá mềm, giày cao gót hay chứng thừa cân khiến trọng lượng đè lên chân quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm cơ mạc bàn chân.
Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn làm giảm tình trạng đau chân tại nhà, bao gồm:
Ngoài ra, tùy nguyên nhân gây đau mà bạn sẽ có cách trị đau chân tại nhà cụ thể, chẳng hạn như:
Trong một vài trường hợp cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, nếu bị đau chân mà không khỏi sau khi một hoặc hai tuần điều trị tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được chữa trị.
Hãy nhớ chọn giày phù hợp và thoải mái, duy trì cân nặng phù hợp, dãn cơ trước khi tập luyện, vệ sinh chân sạch sẽ, luôn luôn mang giày khi đi ra ngoài… Đây là những cách để bạn hạn chế đau chân và các vấn đề sức khỏe khác.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!