backup og meta

8 tác dụng của rau má và cách ăn rau má bảo vệ sức khỏe

8 tác dụng của rau má và cách ăn rau má bảo vệ sức khỏe

Rau má là lựa chọn tuyệt với cho những ai đang tìm kiếm thực phẩm lành mạnh có khả năng tăng cường sức đề kháng và thanh lọc cơ thể. Vậy, ăn hoặc uống nước rau má có tác dụng gì? 

Bên cạnh tác dụng của rau má, bài viết cũng sẽ gợi ý cho bạn những công thức ăn uống lành mạnh với rau má để bạn có thể đa dạng bữa ăn hàng ngày.

Thành phần dinh dưỡng của rau má

Rau má có tác dụng gì? Uống nước rau má có tác dụng gì phụ thuộc vào giá trị dinh dưỡng mà loại rau này. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau má gồm có:

  • Nước: 88.2g
  • Đạm: 3.2g
  • Tinh bột: 1.8g
  • Cellulose: 4.5g
  • Vitamin C: 3.7mg
  • Vitamin B1: 0.15mg
  • Canxi: 2.29mg
  • Phospho: 2mg
  • Sắt: 3.1mg
  • Beta carotene: 1.3mg.

Ngoài ra, rau má cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm beta carotene, vitamin C và flavonoid. Những chất chống oxy hóa trong rau má có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do các gốc tự do. Hơn nữa, rau má cũng là một loại rau giàu canxi, sắt, magiê và mangan. Nguồn khoáng chất này vô cùng quan trọng để phát triển và duy trì sức khỏe của xương, răng và cơ bắp.

Rau má tươi và nước rau má bao nhiêu calo? Trong 100g rau má tươi có chứa khoảng 23-30 calo. Một ly nước rau má (khoảng 240 ml) chứa khoảng 10-15 calo, tùy thuộc vào lượng đường bên trong.

Rau má có tác dụng gì?

Ăn rau má có tốt không? Uống nước rau má có tác dụng gì? Câu trả lời là: Rau má sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khi bạn kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Rau má chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và các hợp chất có tác dụng kháng vi khuẩn và chống viêm. Dưới đây là 8 lợi ích của việc ăn, uống rau má:

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

công dụng của rau má chữa các bệnh về tĩnh mạch

Uống nước rau má có tác dụng gì? Rau má có thể giúp giảm sưng và tăng cường lưu thông máu huyết đối với những người bị bệnh về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch (một căn bệnh gây ứ máu ở chân).

Những nghiên cứu đã chứng minh công dụng này của rau má:

  • Một nghiên cứu được công bố trong ngành tim mạch vào năm 2001 đã theo cho các đối tượng bị tăng huyết áp tĩnh mạch dùng giả dược hay rau má và theo dõi họ trong 4 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “Những người uống rau má giảm rõ rệt các triệu chứng như: Phù mắt cá, sưng tấy, đau nhức, chuột rút, mệt mỏi ở chi dưới.”
  • Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng dùng rau má khoảng 180mg một ngày có hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng liên quan đến cao huyết áp.

2. Tác dụng của rau má: Giúp phục hồi vết thương

Rau má có tác dụng gì? Rau má có thể giúp những vết thương nhẹ mau lành hơn. Đó là nhờ hợp chất triterpenoids dồi dào bên trong rau má. Hợp chất thực vật này được cho là có tác dụng:

  • Đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương
  • Tăng các chất chống oxy hóa ở vùng da bị thương
  • Giúp da khỏe mạnh
  • Tăng cường lưu thông máu huyết đến vùng cơ thể bị thương.

Một nghiên cứu vào năm 2006 đã thử nghiệm tác dụng hồi phục của rau má đối với các vết thương ở chuột. Trong nghiên cứu này, chiết xuất lá rau má đã được sử dụng để điều trị các vết thương trên chuột. Kết quả cho thấy việc sử dụng rau má đã làm cho các vết thương hồi phục nhanh hơn so với các vết thương không được điều trị.

Dù vẫn còn thiếu các thử nghiệm trên người nhưng bằng chứng này có vẻ đã củng cố cách dùng truyền thống của rau má như một loại thảo dược trị thương.

3. Công dụng của rau má: Giảm lo âu

tác dụng của rau má giúp giảm lo âu

Uống nước rau má có tác dụng gì? Chất saponin triteroenoid trong rau má có thể giúp bạn giảm lo âu và tăng cường các chức năng thần kinh đối ở nhiều người. Theo một nghiên cứu vào năm 2000 được đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng, bệnh nhân thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn sau khi uống nước rau má từ 30-60 phút.

Nghiên cứu này cho thấy rau má có thể có tác dụng giảm lo âu  ở người. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định rõ hiệu quả của rau má trong việc điều trị các triệu chứng lo lắng. Rau má không có tác dụng như thuốc. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng nước rau má như thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng lo âu.

4. Cải thiện khả năng nhận thức

Rau má có tác dụng gì? Rau má là một loại “thuốc bổ não” phổ biến dành cho người cao tuổi. Đã có những nghiên cứu chứng minh rau má có thể giảm tốc độ ảnh hưởng của bệnh Alzheimer và chứng mất trí. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của nước rau má giúp tăng cường khả năng nhận thức.

Nguyên nhân chính là do chiết xuất rau má có tác dụng tích cực đến hệ tuần hoàn trong cơ thể, giúp đẩy mạnh oxy hóa trong não và cải thiện các hoạt động nhận thức. Chất chống oxy hóa trong rau má cũng góp phần kích thích các đường dẫn thần kinh bằng cách xóa bỏ các mảng bám và các gốc tự do trong não.

5. Rau má có tác dụng gì? Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

rau má có tác dụng gì? giúp cải thiện tiêu hóa

Có một bài thuốc truyền thống sử dụng lá rau má để trị các cơn đau dạ dày. Bài thuốc này đến nay vẫn còn tác dụng, đồng thời hoạt tính chống viêm nhiễm và chống oxy hóa của lá rau má cũng có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng.

6. Hỗ trợ hệ tuần hoàn

Uống nước rau má có tác dụng gì đối với tuần hoàn máu? Chiết xuất rau má có thể giúp cường hóa thành mạch máu và mao mạch. Từ đó, rau má có thể giúp ngăn ngừa xuất huyết và tối ưu hóa hệ tuần hoàn.

Ngoài ra, rau má cũng kích thích lưu thông máu, giúp tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng quan trọng. Nhờ đó, uống nước rau má vừa phải sẽ giúp các bộ phận và cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả hơn.

7. Công dụng rau má: Thanh lọc cơ thể

Uống rau má có tác dụng gì? Từ bao đời nay người ta đã dùng rau má như một loại thuốc lợi tiểu nhẹ.

Do đó rau má có thể kích thích cơ thể thải ra các độc tố, muối, nước và thậm chí là chất béo dư thừa trong cơ thể qua đường tiểu. Nhìn chung, uống nước rau má hàng tuần là cách thải độc tố tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh và cân bằng dịch.

8. Rau má giúp tăng cường sức đề kháng

tác dụng của rau má

Giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng là một trong những tác dụng của rau má. Rau má có thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và nhiễm trùng. Đó là nhờ vào nguồn cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào trong rau má.

Vì thế, để có hiệu quả tăng sức đề kháng tốt nhất, bạn nên kết hợp ăn rau má cần kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất và chế độ sống tích cực.

Các lợi ích khác của rau má

Hàng nghìn năm nay, các thầy thuốc đã dùng rau má để chữa nhiều loại bệnh như bệnh chàm, phế quản, vẩy nến, nhiễm trùng đường hô hấp, loét, cảm lạnh, viêm gan, động kinh, mệt mỏi, sốt , hen suyễn và giang mai.

Trong y học Trung Hoa, rau má còn được gọi là thảo dược “suối nguồn của cuộc sống” vì người ta cho rằng nó giúp kéo dài tuổi thọ. Hiện chưa được các nghiên cứu khoa học chứng minh. Thế nhưng, các nhà thảo dược học đôi khi vẫn kê đơn rau má để chữa:

Lưu ý khi ăn, uống rau má

Bên cạnh thắc mắc rau má có tác dụng gì, có thể bạn cũng quan tâm đến câu hỏi: Ăn uống rau má có tốt không? Thực tế, rau má mang đến nhiều lợi ích sức khỏe và những tác dụng phụ do ăn uống rau má rất hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, ăn hoặc uống quá nhiều rau má trong thời gian dài, hoặc uống nước rau má thay cho nước lọc có thể dẫn đến:

  • Chóng mặt.
  • Buồn ngủ quá mức
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Đau dạ dày.

Dù hiếm gặp, rau má cũng có thể dẫn đến dị ứng. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng sau, bạn nên hạn chế tiêu thụ rau má:

  • Phản ứng dị ứng đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da.
  • Đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ.

Ai không nên ăn, uống rau má?

Rau má được dùng ở liều lượng cao có thể phản ứng với một số loại thuốc. Vì thế, bạn hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng rau má nên dùng nếu bạn đang uống những loại thuốc:

  • Thuốc trị cholesterol
  • Thuốc trị tiểu đường
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị bệnh gan
  • Thuốc an thần
  • Thuốc trị trầm cảm.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn uống rau má hàng ngày.

Ăn uống rau má đúng cách

Để tận dụng tối đa những tác dụng của rau má đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý:

  1. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 40 gam rau má, tương đương với một cốc nước rau má.
  2. Không sử dụng rau má liên tục trong một thời gian dài. Đặc biệt, không dùng rau má liên tục trong 1 tháng.
  3. Hãy kết hợp dùng rau má với các loại rau củ quả khác để đảm bảo sự cân đối dinh dưỡng.

Lưu ý: Chọn nguồn rau má sạch để làm nước hoặc trộn gỏi.

Gợi ý những món ăn dinh dưỡng với rau má

  • Gỏi rau má kết hợp cùng dầu giấm, tôm thịt, cà rốt, bắp cải và hành tây.
  • Sinh tố rau má kết hợp cùng táo, thơm và sữa hạt.
  • Canh rau má nấu thịt bằm.
  • Nước rau má đậu xanh.

Kết luận

Với những lợi ích tuyệt vời, rau má là loại thực phẩm lành mạnh bạn không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống hàng ngày. Rau má đã được chứng minh khả năng tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa,… Vì thế, bạn hãy bắt đầu bổ sung rau má vào khẩu phần ăn uống của bạn để nhận được những lợi ích tuyệt vời của rau má. Hãy tham gia cộng đồng Ăn uống lành mạnh của Hello Bacsi để nhận được những lời khuyên từ chuyên gia nhé!

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Centella asiatica (L.) extract attenuates inflammation and improve insulin sensitivity in a coculture of lipopolysaccharide (LPS)-induced 3T3-L1 adipocytes and RAW 264.7 macrophages
https://www.researchgate.net/publication/337229759_Centella_asiatica_L_extract_attenuates_inflammation_and_improve_insulin_sensitivity_in_a_coculture_of_lipopolysaccharide_LPS-induced_3T3-L1_adipocytes_and_RAW_2647_macrophages
Ngày truy cập: 14/12/2023
Herbal Supplements and Hepatotoxicity: A Short Review – PubMed (nih.gov)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26669124/
Ngày truy cập: 14/12/2023
Plants | Free Full-Text | Biotechnological Intervention and Secondary Metabolite Production in Centella asiatica L. (mdpi.com)
https://www.mdpi.com/2223-7747/11/21/2928
Ngày truy cập: 14/12/2023
Medicinal Foodstuffs. XXVII. Saponin Constituents of Gotu Kola (2): Structures of New Ursane- and Oleanane-Type Triterpene Oligoglycosides, Centellasaponins B, C, and D, from Centella asiatica Cultivated in Sri Lanka (jst.go.jp)
https://www.jstage.jst.go.jp/article/cpb/49/10/49_10_1368/_article
Ngày truy cập: 14/12/2023
Frontiers | In vitro and In vivo Antioxidant, Anti-hyperlipidemic Properties and Chemical Characterization of Centella asiatica (L.) Extract (frontiersin.org)
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2016.00400/full
Ngày truy cập: 14/12/2023
What Are the Benefits of Centella Asiatica?
https://www.cabi.org/isc/datasheet/12048
Ngày truy cập: 14/12/2023
Therapeutic Potential of Centella asiatica and Its Triterpenes: A Review
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2020.568032/full
Ngày truy cập: 14/12/2023
Centella asiatica (L.) Urb.
https://www.gbif.org/species/3034128
Ngày truy cập: 14/12/2023
Centella asiatica in Flora of China @ efloras.org
http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=200015478
Ngày truy cập: 14/12/2023

Phiên bản hiện tại

14/12/2023

Tác giả: Huynh Dat

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Cách làm giả cầy kiểu mới: Dinh dưỡng vẹn toàn cho người bệnh mạn tính

TOP 15 công dụng của sả đối với sức khỏe


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CK Dinh dưỡng Trương Thị Hồng

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh Viện Phong Da Liễu Trung Ương Quy Hòa


Tác giả: Huynh Dat · Ngày cập nhật: 14/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo