Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bánh mì là món ăn truyền thống và ưa thích của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng bạn có nghĩ ăn bánh mì hằng ngày sẽ tốt cho cơ thể không?
Có câu nói rằng “Bánh mì càng trắng thì bạn chết càng sớm”. Từ lâu người ta đã biết rằng bánh mì trắng và ngũ cốc tinh chế nói chung chẳng có gì bổ dưỡng cả. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới đều khuyến khích chúng ta ăn ngũ cốc nguyên chất thay thếbánh mì.
Tuy nhiên, các loại ngũ cốc, đặc biệt là những loại có chứa gluten như lúa mì, đã bị kiểm tra độ dinh dưỡng kỹ lưỡng trong những năm gần đây.
Nhiều chuyên gia y tế có tiếng trong ngành cho rằng bánh mì và các thực phẩm ngũ cốc chứa gluten khác không hoàn toàn cần thiết cho chế độ ăn uống, hơn nữa còn có khả năng gây hại.
Ngay cả bánh mì nguyên hạt cũng không được làm từ hạt nguyên chất. Thông thường, chúng là ngũ cốc đã được nghiền thành bột mịn. Tuy nhiên, quá trình này giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ bánh mì hơn.
Các hạt tinh bột trong bánh mì sẽ tan ra nhanh chóng trong đường tiêu hóa và đi vào đường máu dưới dạng đường glucose. Điều này khiến lượng đường và lượng insulin trong máu gia tăng đột ngột.
Ngay cả bánh mì từ bột mì nguyên cám cũng làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn nhiều so với kẹo. Đường trong máu tăng lên nhanh chóng, và giảm xuống cũng nhanh không kém. Khi lượng đường trong máu giảm xuống, bạn sẽ cảm thấy đói.
Tăng đường huyết cũng có thể gây ra hiện tượng glycat hóa ở cấp độ tế bào do đường trong máu phản ứng với protein trong cơ thể. Đây là một trong những thành phần gây ra quá trình lão hóa.
Các nghiên cứu về chế độ ăn uống hạn chế carb (loại bỏ/giảm tinh bột và đường) cho thấy người bị tiểu đường hoặc những ai muốn giảm cân nên tránh tất cả các loại ngũ cốc.
Hầu hết các loại bánh mì đều chứa đường hoặc nước mật ngũ cốc giàu fructose như các loại thực phẩm đã qua chế biến khác. Ăn nhiều những thực phẩm chứa đường đã qua chế biến có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa axít phytic “kháng dinh dưỡng”.
Axit phytic là một phân tử gắn kết mạnh với các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt và kẽm, ngăn không cho cơ thể hấp thụ các chất này.
Ngâm ngũ cốc trước khi nướng có thể làm giảm axit phytic, giúp ngăn chặn quá trình hao hụt khoáng chất.
Không có chất dinh dưỡng nào trong bánh mì mà bạn không thể lấy được từ các loại thực phẩm khác, thậm chí còn hấp thụ được với số lượng lớn hơn nhiều.
Ngay cả bánh mì từ bột lúa mì nguyên hạt cũng không bổ dưỡng như bạn nghĩ.
Nó không chỉ có ít chất dinh dưỡng hơn so với các thực phẩm khác mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.
Trong một nghiên cứu, 36 người được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm. Họ được hướng dẫn ăn cả ngũ cốc loại yến mạch nguyên hạt hoặc ngũ cốc loại lúa mì nguyên hạt. Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu đã đo mức lipid trong máu ở cả hai nhóm. Kết quả là, ngũ cốc loại yến mạch làm giảm LDL-cholesterol và LDL nhỏ, đặc. Về cơ bản, yến mạch nguyên hạt giúp cải thiện đáng kể tình trạng lipid máu. Tuy nhiên, ngũ cốc loại lúa mì nguyên hạt làm tăng tổng LDL-cholesterol lên 8% và LDL loại nhỏ, đặc 60%. LDL nhỏ, đặc là loại cholesterol có liên quan chặt chẽ với bệnh tim.
Đúng là bánh mì ngũ cốc nguyên chất tốt hơn bánh mì từ ngũ cốc tinh chế. Chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn. Bánh mì được làm từ ngũ cốc đã được ngâm và nảy mầm cũng hơn loại bánh thông thường. Chẳng hạn, bánh mì Ezekiel được làm từ ngũ cốc nảy mầm, nhờ vậy mà nó lành mạnh hơn những loại bánh mì khác. Các loại bánh mì không chứa gluten cũng có chất lượng tốt hơn so với các loại bánh được bằng ngũ cốc chứa nhiều gluten như lúa mì.
Sau bài viết này bạn sẽ biết rằng, không phải loại bánh mì nào cũng tốt cả. Do vậy, hãy làm người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khoẻ cho chính bạn và những người bạn thương yêu. Tốt nhất, bạn không nên ăn bánh mì mỗi ngày, chỉ thỉnh thoảng ăn trong tuần và luôn ăn kèm với rau, thịt để bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!