Vào những ngày thời tiết nóng nực, kem luôn là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Vào những ngày thời tiết nóng nực, kem luôn là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Có nhiều ý kiến cho rằng, ăn kem sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Điều này có thật sự đúng và khi nào trẻ có thể ăn kem? Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc này cũng như chia sẻ những mẹo nhỏ khi cho trẻ ăn kem.
Trẻ có thể ăn kem sau 12 tháng tuổi vì kem cũng là sản phẩm từ sữa. Dù kem được làm từ sữa nguyên chất và kem tươi đã được tiệt trùng loại bỏ vi khuẩn nhưng trẻ nhỏ vẫn có thể bị mẫn cảm với protein trong sữa và các thành phần khác.
Một tuổi là thời gian mà trẻ thường dùng các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, bơ và bao gồm cả kem. Tuy nhiên, theo tờ Australian Guide to Healthy Eating, các loại thực phẩm như kem hay bánh kẹo thường không tốt cho trẻ nhỏ vì chúng không có đủ dinh dưỡng.
12 tháng đầu sau khi chào đời là thời điểm mà bạn cho trẻ dùng những thực phẩm bổ dưỡng. Vì vậy, bạn không nên cho bé ăn kem vào thời gian này.
Sau đây là một 4 lý do để bạn hạn chế cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn kem:
Hầu hết các loại kem trên thị trường đều chứa hàm lượng chất bảo quản, chất béo, đường, hương liệu và chất tạo màu. Cách tốt nhất là bạn cho bé ăn kem khi bé 1 tuổi.
Kem làm từ sữa nguyên chất. Do đó, khi con yêu chưa được một tuổi, bạn không nên cho bé dùng sữa nguyên chất hay các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất, vì trẻ có thể mẫn cảm với thành phần có trong sữa.
Trong kem có thể chứa vi khuẩn dù bạn mua tại cửa hàng hay làm tại nhà. Việc tiếp xúc với các loại vi khuẩn dễ dẫn đến nhiễm trùng do hệ miễn dịch của bé còn yếu. Trong một số trường hợp, bệnh nhiễm trùng cần đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp.
Sữa nguyên chất và các thành phần khác trong kem sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi ở trẻ và các cơn đau khó chịu ở dạ dày hoặc đau bụng.
Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé ăn kem lần đầu. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:
Hầu hết các loại kem có thương hiệu trên thị trường đều đã được thanh trùng nên có thể đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý điều kiện vệ sinh của nơi bán. Nếu không được bảo quản đúng cách, vi khuẩn trong kem có thể phát triển. Còn các loại kem trôi nổi, nguồn nước để sản xuất kem có thể chưa qua xử lý. Chất lượng nguồn nước kém có thể gây ra các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ.
Đọc kỹ các thành phần có trong kem trước khi cho trẻ dùng vì có một số thành phần sẽ gây dị ứng ở trẻ. Các thành phần phổ biến gây dị ứng ở trong kem như quả hạch, đậu phộng và các chất tạo màu, bảo quản. Tránh các loại kem làm bằng sữa tươi vì nó có thể chứa vi khuẩn. Ngoài ra, bạn nên chọn những loại kem đơn giản mà không có nhiều thành phần bổ sung.
Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn kem từ những miếng nhỏ. Sau khi trẻ bắt đầu ăn được kem, đừng cho trẻ ăn quá mức chỉ vì bạn thấy trẻ ăn ngon miệng. Hàm lượng đường trong kem có thể gây hại cho trẻ vì việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến trẻ sâu răng và thừa cân trong thời gian dài. Lưu ý, bạn chỉ nên cho trẻ ăn 1 – 2 thìa kem một lần và không nên ăn quá một lần trong 1 – 2 tuần.
Nếu trẻ thích ăn kem, bạn có thể thay thế bằng các món sinh tố trái cây tự làm, sữa chua, kem trái cây, trái cây tươi, trái cây nghiền nhỏ ướp lạnh, kẹo mứt và các loại thạch. Ngoài ra, bạn làm lạnh chúng trước khi cho trẻ dùng để trẻ có cảm giác như đang ăn kem.
Kem làm tại nhà cho trẻ thường an toàn hơn các loại kem bán ngoài thị trường. Bạn có thể đảm bảo các thành phần được sử dụng trong kem để trẻ không bị dị ứng.
Nguyên liêu:
Cách làm:
Lưu ý:
Bạn có thể thay thế dâu tây bằng một số loại trái khác như xoài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu hoàn toàn bằng chuối hay các thành phần khác để cho kem giàu dinh dưỡng hơn. Hãy thử thêm vào một số rau có vị ngọt hay các loại củ quả có vỏ khi nấu như khoai tây nghiền, cà rốt luộc và ngô ngọt.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Lưu ý:
Chuối đông lạnh giúp trẻ làm giảm cơn đau nhức răng nướu.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nguyên liệu
Cách làm:
Bạn có thể thêm một số thành phần lành mạnh khác vào kem để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp ngon miệng hơn.
Hy vọng qua những mẹo trên sẽ giúp bạn và con có thể thưởng thức món kem đúng cách và an toàn cho sức khỏe nhé!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!