Nguyên tắc 2: Ăn đủ protein trong mỗi bữa ăn
Nguyên tắc tiếp theo trong chế độ ăn giảm mỡ bụng là cần đảm bảo đủ lượng protein trong mỗi bữa ăn. Protein trong thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng sẽ giải phóng hormone PYY – có chức năng hạn chế sự thèm ăn của bạn. Đồng thời ngăn ngừa việc bạn bị mất cơ bắp.
Ngoài ra, protein cũng giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy người ăn đủ protein có xu hướng giảm béo bụng, so với những người ăn ít protein. Vì vậy, để giảm mỡ bụng, bạn hãy đảm bảo đủ lượng protein tốt trong mỗi bữa ăn. Gợi ý nguồn protein có lợi cho thực đơn giảm cân của bạn:
- Thịt nạc bỏ da
- Cá
- Trứng
- Đam whey (Whey protein)
- Các loại đậu: đậu gà, đậu nành, đậu lăng…
Nguyên tắc 3: Hạn chế carbs tinh chế
Nguyên tắc thứ 3 trong chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng là cần giới hạn lượng carb tinh chế. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn ít carbs hơn là một cách giảm béo rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không cần cắt bỏ hoàn toàn lượng đường bột trong thực đơn ăn kiêng. Thay vào đó, bạn cần ăn vừa đủ các loại carbs lành mạnh để có chế độ giảm cân đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Một số nguồn cung cấp carbohydrate đặc biệt tốt cho sức khỏe:
- Hạt diêm mạch
- Bột yến mạch
- Kiều mạch
- Chuối
- Khoai lang
- Đậu gà, đậu lăng.
Nguyên tắc 4: Tránh xa đường và đồ uống có đường

Trong chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng, tốt nhất bạn chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 100 calo từ đường mỗi ngày (tương đương với khoảng 25g).
Thói quen tiêu thụ quá nhiều đường khiến bạn dễ bị thừa cân và tăng khả năng tích tụ mỡ quanh vòng eo. Vì vậy, bạn nên tránh các món ăn có nhiều đường, những thức uống có đường và các nước hoa quả đóng hộp.
Theo nghiên cứu, lượng đường dư thừa, có thể dẫn đến tích tụ chất béo xung quanh bụng và gan của bạn. Để hạn chế “cơn thèm ngọt” trong quá trình giảm mỡ bụng, bạn có thể tìm kiếm những chất tạo ngọt tự nhiên thay thế đường.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng: “Khi uống, đặc biệt là nước trái cây chế biến sẵn, chúng ta không cảm thấy no so với việc nhai lượng thức ăn có số calo tương đương. Ví dụ, bạn sẽ thấy no lâu hơn khi ăn 3 quả cam so với việc uống nước cam có lượng calo tương đương”.
Lưu ý khi thực hiện chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng
Việc áp dụng chế độ ăn kiêng giảm mỡ có thể hỗ trợ bạn tối thiểu lượng mỡ tích tụ quanh vùng eo của bạn. Tuy nhiên, để có cơ thể săn chắc và khỏe khoắn hơn, ngoài việc áp dụng chế độ ăn kiêng giảm mỡ bụng, bạn cần kết hợp thêm những bài tập thể chất.
Các bài tập làm tăng nhịp tim và đổ mồ hôi sẽ giúp bạn giảm cân nói chung, giảm cả mỡ nội tạng và mỡ dưới da ở vùng bụng. Tập thể dục nhịp điệu đốt cháy calo tổng thể và giúp bạn giảm tổng lượng mỡ trong cơ thể. Những bài tập sẽ đặc biệt hiệu quả nếu bạn kết hợp cùng chế độ ăn giảm mỡ bụng.
Ăn gì để đốt mỡ? 5 thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng hiệu quả

Bạn có thể bắt đầu kế hoạch ăn kiêng giảm mỡ bụng với mục tiêu nạp khoảng 1.200 calo mỗi ngày. Chế độ ăn kiêng nên ưu tiên các thực phẩm tươi và lành mạnh. Thực đơn ăn kiêng giảm mỡ bụng cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn:
- Ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ hòa tan
- Protein chất lượng
- Carbs lành mạnh
- Chất béo không bão hòa.
Bạn cũng có thể tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột với những thực phẩm chứa probiotic như kombucha, kefir và sữa chua không đường. Điều này giúp giảm đầy hơi và làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn cả về tinh thần và thể chất trong quá trình giảm cân.
Gợi ý thực đơn 5 ngày ăn kiêng giảm mỡ bụng
Ngày 1
- Bữa sáng: Trứng bác (trứng khuấy) rau củ. Khi rán trứng, bạn có thể cho thêm một nắm rau chân vịt và khoảng 75g ớt chuông thái hạt lựu.
- Bữa trưa: Ức gà áp chảo với ¼ muỗng canh dầu ô liu. Ăn kèm salad trộn cùng một ít ngũ cốc nguyên hạt và cà chua.
- Bữa phụ: 100g thịt gà nướng trộn với ½ quả ớt chuông cắt lát.
- Bữa tối: 100g cá hồi áp chảo, ăn kèm với salad quả mọng và sữa chua Hy Lạp.
- Bữa phụ: Bông cải xanh hấp chấm cùng sốt sữa chua không đường.
Ngày 2:
- Bữa sáng: Ớt ngọt và bí ngòi nướng cùng phi lê cá thu áp chảo. Bạn có thể ăn kèm với một chút sốt cam mật ong (không đường)
- Bữa trưa: ½ muỗng cà phê dầu ô liu trộn với salad rau xanh (cải xoăn, dưa chuột, rau mầm, quả bơ, hành tây). Ăn kèm cùng một chén gạo lứt kết hợp hạt quinoa (diêm mạch) và 100g tôm hấp.
- Bữa phụ: 75g bông cải xanh hấp với 100g ức gà sốt cam.
- Bữa tối: Salad cầu vồng ăn kèm với 100g bít tết áp chảo.
Ngày 3:
- Bữa sáng: 120 g sữa chua Hy Lạp, 1/2 muỗng cà phê bơ đậu phộng, yến mạch và quả mọng
- Bữa trưa: Măng tây hấp với salad rau quả và 150g cá hồi áp chảo
- Bữa phụ: Sinh tố quả mọng, cải xoăn và cần tây. Bạn có thể thay sữa đặc bằng sữa chua không đường.
- Bữa tối: Canh gà cà rốt đậu lăng, ăn kèm bánh mì nguyên cám.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!