Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Gan nhiễm mỡ: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 21/11/2022

Gan nhiễm mỡ: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Quảng cáo

Hiện nay, gan nhiễm mỡ là một tình trạng không còn quá xa lạ với chúng ta. Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề về gan nghiêm trọng hơn. Vậy gan nhiễm mỡ là gì? Làm thế nào để điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả?

Nếu cũng có cùng mối quan tâm kể trên, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau đây của Hello Bacsi.

Tìm hiểu chung

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Nhiều người khi nhận chẩn đoán bị gan nhiễm mỡ thường đưa ra thắc mắc cho bác sĩ rằng gan nhiễm mỡ là gì, có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia sức khỏe, hàm lượng chất béo trong gan cao hơn bình thường có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Hầu hết trường hợp, bệnh thường không gây hại. Tuy nhiên, nếu không sớm được can thiệp kịp thời, vấn đề sức khỏe này có khả năng làm suy giảm chức năng gan, thậm chí kéo theo xơ gan xảy ra.

Gan nhiễm mỡ có bao nhiêu cấp độ?

Các chuyên gia phân loại tình trạng sức khỏe này thành 3 cấp độ khác nhau, bao gồm:

  • Gan nhiễm mỡ độ 1: xảy ra khi hàm lượng chất béo chỉ chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Đây là giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy thường nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Để điều trị gan nhiễm mỡ độ 1, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ.

Thực phẩm tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ

  • Gan nhiễm mỡ độ 2: Khi lượng chất béo chiếm 10-25% trọng lượng của gan sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ độ 2. Vậy dấu hiệu gan nhiễm mỡ mức độ 2 bao gồm những gì? Câu trả lời là lúc này, các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng nên ít người phát hiện bản thân mình mắc bệnh.
  • Gan nhiễm mỡ độ 3: Đây là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh lý này. Khi đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng gan nhiễm mỡ rất khó điều trị và phục hồi. Không những thế, bệnh còn dễ dẫn đến các biến chứng về gan như xơ gan, ung thư gan và thậm chí gây tử vong.

Những ai có thể mắc gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Riêng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) thường gặp nhất ở trẻ vị thành niên và là nguyên nhân cao thứ ba gây ra bệnh gan ở người lớn.

Triệu chứng và dấu hiệu gan nhiễm mỡ

Dấu hiệu và triệu chứng gan nhiễm mỡ là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng gan nhiễm mỡ

Nguồn: dlife.com

Nhiều người thường thắc mắc dấu hiệu gan nhiễm mỡ là gì, triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡbao gồm những gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, hầu hết người bị gan nhiễm mỡ hay NASH không biết họ mắc bệnh bởi vì các triệu chứng gan nhiễm mỡ thường không xuất hiện. Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ có thể xảy ra như cảm thấy mệt mỏi, bị đau và khó chịu ở vùng bụng hoặc giảm cân.

Có thể có các dấu hiệu gan nhiễm mỡ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các dấu hiệu và dấu hiệu gan nhiễm mỡ như mệt mỏi, đau hay khó chịu ở vùng bụng kéo dài dai dẳng. Trong trường hợp bạn bị sụt cân đột ngột cũng có thể là dấu hiệu bạn đang có các vấn đề về gan, hãy gặp bác sĩ ngay.

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) xảy ra khi các chất béo tích tụ trong các mô gan. Do sự đa dạng và phổ biến của bệnh mà hiện nay nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ và NASH vẫn chưa thể xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thông thường NASH xảy ra ở một số người như: người thừa cân, uống rượu bia nhiều, người mắc bệnh tiểu đường hay những người có nồng độ cholesterol trong máu cao.

Nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ: ngưng thở khi ngủ

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ là gì? Câu trả lời là một loạt các bệnh và yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bao gồm:

  • Béo phì
  • Suy giáp
  • Suy tuyến yên
  • Phẫu thuật dạ dày
  • Ngừng thở khi ngủ
  • Hội chứng chuyển hóa
  • Nồng độ cholesterol cao
  • Lượng triglyceride trong máu cao

Điều trị gan nhiễm mỡ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

xét nghiệm máu bệnh gan nhiễm mỡ

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng gì và bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ do bác sĩ khám thấy chức năng gan không bình thường hay gan bị viêm trong các lần kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp này, họ sẽ khám thực thể và dùng các xét nghiệm khác để loại trừ những nguyên nhân phổ biến của viêm gan (chẳng hạn như viêm gan siêu vi, rượu, hoặc ứ sắt trong gan). Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm men gan và sinh thiết gan. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để đưa ra những chẩn đoán chính xác.

Các cách điều trị gan nhiễm mỡ là gì?

giảm cân để điều trị gan nhiễm mỡ

Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào? Theo các chuyên gia sức khỏe, giảm cân và tránh uống rượu là những cách tốt nhất để điều trị gan nhiễm mỡ.

Nếu mắc bệnh NASH và béo phì hay tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu cũng như độ lipid bằng cách ăn chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục.

Bác sĩ có thể kê các loại thuốc trị gan nhiễm mỡ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chủng ngừa viêm gan A và viêm gan B để giúp bảo vệ bạn khỏi virus có thể gây tổn thương gan.

Thói quen sống cho người mắc gan nhiễm mỡ

Các cách hạn chế diễn tiến của bệnh gan nhiễm mỡ là gì?

Ngoài vệc đi tìm câu trả lời cho các thắc mắc dấu hiệu gan nhiễm mỡ hay điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhiều người cũng băn khoăn về việc làm thế nào để ngăn chặn diễn tiến của bệnh. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý và tuân thủ vài điều sau:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê.
  • Tập thể dục thường xuyên hơn.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường (nếu có).
  • Luôn hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể làm tổn thương gan, chẳng hạn như acetaminophen và một số được sử dụng cho bệnh tiểu đường và cholesterol cao.
  • Giảm cân nếu bạn bị béo phì.

Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh rất khó chịu và thường liên quan đến chế độ ăn uống. Vì vậy, để mau phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn, bạn nên cân nhắc bổ sung một số thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày của mình.

gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

  • Rau củ quả. Một số loại rau củ quả rất tốt cho tình trạng gan nhiễm mỡ vì có tác dụng làm giảm cholesterol. Chẳng hạn như ngô, nấm hương, rau cần, cải xanh, cải cúc…
  • Dầu thực vật. Các loại dầu thực vật có chứa các axit béo không no, có tác dụng làm giảm cholesterol.
  • Cá. Cá tươi có khả năng hạn chế cholesterol cũng như củng cố chức năng gan.
  • Hoa atiso. Hoa atiso có chứa rất nhiều dinh dưỡng và tốt cho gan.

Bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?

Trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ, bạn cũng cần lưu ý hạn chế hoặc tạm thời loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi khẩu phần ăn của mình. Chúng bao gồm:

  • Mỡ động vật. Gan nhiễm mỡ cần hạn chế mỡ động vật, để tránh làm gánh nặng cho gan. Thay vì dùng mỡ động vật, bạn có thể dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu olive…
  • Thực phẩm giàu cholesterol. Cholesterol cao có thể dẫn đến rất nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng…
  • Thịt. Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, vì vậy gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, bạn hãy ăn nhiều cá sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Gia vị cay nóng. Một số loại gia vị ảnh hưởng xấu đến gan như tiêu, ớt, tỏi, gừng, củ riềng… Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những loại gia vị này khi bị bệnh.
  • Rượu, bia và chất kích thích. Nếu bị gan nhiễm mLiver – fatty liver diseaseỡ và vẫn uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ cao bị xơ gan và ung thư gan.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 21/11/2022

Quảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo