backup og meta

Uống trà nhiều có tốt không?

Uống trà nhiều có tốt không?

Uống trà mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà nhiều có tốt không? Nếu biết rõ câu trả lời, bạn sẽ không lạm dụng thức uống này.

Trà là một trong những thức uống phổ biến được nhiều người yêu thích với các loại đặc trưng như:

  • Hồng trà, còn gọi là trà đen
  • Trà xanh
  • Trà ô long

Theo y học cổ truyền, tác dụng của trà có khả năng phòng ngừa một số bệnh mãn tính như:

  • Ung thư
  • Béo phì
  • Đái tháo đường (tiểu đường)
  • Các bệnh về tim

Chính vì vậy, không ít người tin rằng họ có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng cách tập thói quen uống trà thường xuyên. Tuy nhiên, liệu rằng uống nhiều trà có tốt không?

uống trà hàng ngày có tốt không

Uống trà nhiều có tốt không?

Trà xanh được yêu thích bởi hương vị dễ chịu, thanh tao và nhiều lợi ích sức khỏe liên quan của nó. Vậy, uống trà hàng ngày có tốt không? Mặc dù không ít nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của loại đồ uống này. Nhưng thực tế, uống quá nhiều trà mỗi ngày (quá 3 – 4 ly, tương đương 710 – 950ml) bạn có thể gặp phải tác hại của trà. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

>> Gợi ý cho bạn: Cách sử dụng trà xanh giảm cân hiệu quả

9 tác hại của thói quen uống trà nhiều: có thể bạn chưa biết

Uống quá nhiều trà xanh sẽ gây phản tác dụng và thậm chí gây nguy hiểm đến sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu, thói quen uống trà thay nước lọc có nguy cơ dẫn đến những vấn đề sức khỏe sau:

1. Giảm khả năng hấp thu sắt

Uống trà có tác hại gì? Trà là nguồn cung cấp tannin dồi dào. Đây là hoạt chất có khả năng phản ứng với sắt trong một số loại thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ khoáng chất này. Từ đó, tình trạng thiếu sắt sẽ xảy ra, kèm theo hệ quả thiếu hụt hồng cầu.


Mặt khác, hàm lượng tannin trong trà có khả năng thay đổi đáng kể, tùy thuộc vào loại trà và cách bạn pha chế. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng sắt cần thiết, bạn không nên uống hơn 710ml trà xanh mỗi ngày.

Thêm vào đó, nếu nồng độ sắt trong cơ thể bạn ở thấp, nhưng trà xanh lại là đồ uống ưa thích của bạn. Để hạn chế những tác hại của trà xanh, bạn hãy cân nhắc việc thưởng thức trà giữa các bữa ăn trong ngày. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tannin đến khả năng hấp thụ sắt.

>> Mời bạn đọc thêm: 10 tác hại của trà sữa: Giới trẻ đừng làm ngơ

2. Tăng sự lo lắng, căng thẳng và bồn chồn

Uống nước trà nhiều có tốt không? Tương tự cà phê, lá trà cũng chứa rất nhiều caffeine. Tác hại của trà xanh đến từ việc bạn tiêu thụ một lượng lớn caffeine. Uống quá nhiều trà xanh mỗi ngày sẽ gia tăng cảm giác căng thẳng, bứt rứt và lo lắng.

Theo nghiên cứu, hồng trà có xu hướng chứa nhiều caffeine hơn trà xanh. Bên cạnh đó, thời gian ngâm lá trà càng lâu, lượng caffeine tiết ra trong ly trà càng nhiều.

Tác hại của trà xanh: Ảnh hưởng đến tâm trạng


  • Nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng sau mỗi lần uống trà. Tốt nhất, bạn hãy hạn chế thói quen này để làm thuyên giảm triệu chứng.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số loại trà thảo mộc không chứa caffeine, chẳng hạn như trà hoa cúc, trà hoa quả…

3. Tác hại của trà xanh: Khó ngủ

Một tác dụng phụ điển hình của thói quen uống trà nhiều chính là chất lượng giấc ngủ giảm sút. Hàm lượng lớn caffeine trong trà cũng là nguyên nhân gây gián đoạn chu kỳ ngủ – thức của một người. Điều này xuất phát từ việc caffeine ức chế quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone đóng vai trò quyết định chất lượng giấc ngủ.

Uống trà vào buổi tối gây mất ngủ
Thói quen uống trà vào buổi tối có thể khiến bạn mất ngủ, dù bạn uống nhiều hay ít.

Chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần như:

  • Mệt mỏi hay thậm chí là suy nhược thần kinh
  • Suy giảm trí nhớ
  • Mất khả năng tập trung
  • Béo phì
  • Kiểm soát lượng đường trong máu kém

Cơ thể sẽ cần ít nhất 6 giờ để xử lý caffeine. Do đó, để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn không nên uống trà sau 3h chiều.

4. Uống trà có tác hại gì? Gây buồn nôn

Uống nước chè có tốt không? Ở một chừng mực nào đó, nước chè mang lại nhiều lợi ích. Song nếu uống quá nhiều nước chè sẽ bị phản tác dụng.

Một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, đặc biệt khi chúng được tiêu thụ với số lượng lớn hoặc bạn uống trà khi bụng rỗng. Cụ thể hơn, chất tannin trong lá trà có khả năng kích thích mô tiêu hóa. Từ đó kéo theo các triệu chứng khó chịu như đau dạ dày, cào ruột, buồn nôn…

Uống trà nhiều khi đói
Khi bụng rỗng, sự hiện diện của caffeine từ trà có thể khiến bạn khó chịu vô cùng.

Trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng thêm thức ăn nhẹ hoặc cho thêm ít sữa vào trà. Sau khi phản ứng với protein và carbohydrate, khả năng kích ứng tiêu hóa của tannin sẽ giảm đi đáng kể.

5. Dễ gây ợ nóng

Uống trà nhiều có tốt không? Gây ợ nóng là một tác dụng phụ khác của việc hấp thụ quá nhiều caffeine từ lá trà xanh.

Bên cạnh đó, hoạt chất này còn khiến các triệu chứng trào ngược axit dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, bằng cách làm cho cơ thắt ngăn giữa dạ dày và thực quản thả lỏng. Từ đó, tác hại của trà xanh chính là làm cho dịch bao tử dễ dàng chảy ngược lên thực quản.

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng caffeine góp phần làm tăng nồng độ axit trong dịch dạ dày.

6. Tác hại của trà xanh: Biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu cẩn thận khi uống trà nhiều
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu nên cân nhắc thói quen uống trà của mình.

Theo một số bác sĩ sản khoa, thói quen uống trà hoặc những thức uống chứa nhiều caffeine có thể làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng thai kỳ. Uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến những biến chứng như: sẩy thai hoặc bé sau khi sinh không đạt trọng lượng tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, giả thiết trên vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu để khẳng định độ tin cậy. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến nghị phụ nữ mang thai cần cẩn thận khi thưởng thức trà.

Ngoài ra, mặc dù trà thảo mộc tương đối lành tính do không chứa caffeine. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần lưu ý do một số thảo dược, chẳng hạn như cam thảo, có thể gây ra tình trạng chuyển dạ sớm.

>> Tìm hiểu sâu hơn: Bà bầu uống trà xanh (chè xanh) khi mang thai được không?

7. Tác dụng phụ của trà xanh: Đau đầu

Uống trà nhiều có tốt không? 

Thực tế, trong một số trường hợp, đôi khi tiêu thụ caffeine với lượng vừa phải có thể giúp bạn xoa dịu một số loại đau đầu. Tuy nhiên, lạm dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ gây phản tác dụng. Theo một số kết quả nghiên cứu, cơ thể liên tục hấp thụ quá nhiều hoạt chất này là yếu tố nguy cơ góp phần phát triển chứng đau đầu mạn tính.

Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác lượng caffeine có thể “kích hoạt” cơn đau đầu. Thế nhưng họ vẫn khuyến khích mọi người nên hạn chế thưởng thức các món uống chứa hoạt chất trên, bao gồm cả trà xanh.

Tuy vậy, không phải cơn đau đầu nào cũng bắt nguồn từ việc uống trà quá nhiều. Do đó, nếu bạn hay bị đau đầu và có sở thích uống trà, hãy chỉ uống một lượng vừa phải. Bạn có thể thử giảm bớt hoặc loại hẳn thức uống này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày một thời gian. Song song đó, hãy quan sát các triệu chứng có được cải thiện không.

Uống trà nhiều có tốt không? Trà xanh gây đau đầu?


Caffeine trong trà xanh ở một lượng vừa phải có thể xoa dịu cơn đau đầu. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, uống quá nhiều trà xanh sẽ phản tác dụng. Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể dẫn đến đau đầu mạn tính.

8. Tác dụng phụ của trà xanh: Gây chóng mặt

So với đau đầu, tình trạng chóng mặt sau khi uống trà ít xảy ra hơn. Tuy vậy, triệu chứng này vẫn được xem là một đáp án cho vấn đề “Uống trà nhiều có tốt không?”.

Đồng thời, bạn có thể bị chóng mặt nếu uống khoảng 1,4 – 2,8 lít trà trong một ngày, tùy vào độ mẫn cảm với caffeine của bạn.

9. Uống trà nhiều dễ gây nghiện caffeine

Caffeine được đánh giá là chất kích thích có khả năng gây nghiện. Vì vậy, nếu có thói quen uống trà hay dùng bất kỳ thức uống nào khác tương tự, bạn rất dễ trở nên lệ thuộc vào hoạt chất này.

Nghiện caffeine
Thói quen tiêu thụ trà với hàm lượng lớn có nguy cơ khiến bạn trở nên phụ thuộc vào caffeine.

Các triệu chứng nghiện caffeine bộc lộ rất rõ ràng khi bạn ngưng tiêu thụ nó, bao gồm đau đầu, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, khó chịu…

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy chứng nghiện caffeine từ trà có nguy cơ bắt đầu phát triển sau khi bạn uống nhiều trà trong ba ngày liên tục.

Nên tránh dùng trà xanh với thực phẩm nào?

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên kết hợp trà xanh với một số thực phẩm nhất định. Sau đây là những thực phẩm kỵ với trà:

  • Tránh sử dụng trà xanh cùng với các loại thảo dược / thực phẩm chức năng. Sự kết hợp này có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Những thực phẩm kỵ với trà xanh gồm: nhân sâm, ớt chuông, đinh hương, bạch quả, hạt dẻ ngựa, bạch chỉ (đương quy). Một số gia vị quen thuộc kỵ với trà xanh gồm: tỏi, gừng và nghệ.
  • Không kết hợp trà xanh và rượu. Uống rượu cùng lúc với trà xanh có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm bồn chồn, đau đầu và tim đập nhanh.

Cách uống trà xanh tốt cho sức khỏe

Uống trà hàng ngày có tốt không? Trà xanh được chứng minh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống quá nhiều trà xanh sẽ phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe của bạn. Uống trà xanh đúng cách sẽ giúp bạn tối ưu những lợi ích của trà, đồng thời ngăn ngừa tác hại của trà xanh.

  • Không uống trà xanh thay nước. Nghiên cứu đã chỉ ra: uống trà 2-3 tách mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong sớm, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2.
  • Không uống trà quá nóng. Uống trà quá nóng (nóng hơn hơn 55-60°C). Tốt nhất, bạn có thể để nguội một chút và thưởng thức ở lượng vừa phải. 

Hy vọng bài viết đã giải mã thắc mắc uống trà nhiều có tốt không. Công dụng của trà không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi nói đến vấn đề uống trà nhiều có tốt không, hầu hết chuyên gia đều khuyến nghị bạn nên cân nhắc lượng trà tiêu thụ mỗi ngày nhằm ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tea | The Nutrition Source | Harvard TH Chan School of Public Health https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/food-features/tea/

Ngày truy cập: 10/7/2022

Review on green tea constituents and its negative effects https://www.researchgate.net/publication/321700917_Review_on_green_tea_constituents_and_its_negative_effects 

Ngày truy cập: 10/7/2022

NIOSHTIC-2 Publications Search – 20030103 – Effects of green and black tea on iron uptake, storage, and availability for free radical reactions https://www.cdc.gov/niosh/nioshtic-2/20030103.html

Ngày truy cập: 10/7/2022

Tea and its consumption: benefits and risks https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24915350/

Ngày truy cập: 15/09/2021

The Impact of Tannin Consumption on Iron Bioavailability and Status: A Narrative Review

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5998341/

Ngày truy cập: 15/09/2021

The Safety of Ingested Caffeine: A Comprehensive Review

https://psycnet.apa.org/record/2017-23707-001

Ngày truy cập: 15/09/2021

Green tea: A boon for periodontal and general health

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23055579/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Effects of caffeine on sleep quality and daytime functioning

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30573997/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Poor Sleep and Obesity: Concurrent Epidemics in Adolescent Youth

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30042730/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Putative Roles of Plant-Derived Tannins in Neurodegenerative and Neuropsychiatry Disorders: An Updated Review

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31200495/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Effect of caffeine on lower esophageal sphincter pressure in Thai healthy volunteers

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16722996/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Caffeine induces gastric acid secretion via bitter taste signaling in gastric parietal cells

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28696284/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Association between coffee or caffeine consumption and fecundity and fertility: a systematic review and dose-response meta-analysis

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29276412/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Maternal Caffeine Consumption during Pregnancy and Risk of Low Birth Weight: A Dose-Response Meta-Analysis of Observational Studies

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26193706/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Caffeine and headaches

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18625110/

Ngày truy cập: 15/09/2021

The clinical toxicology of caffeine: A review and case study

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30505695/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Caffeine Withdrawal

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430790/

Ngày truy cập: 15/09/2021

Phiên bản hiện tại

10/07/2022

Tác giả: Ngọc Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Cẩm Tú


Bài viết liên quan

Bầu uống trà xanh được không? Uống trà xanh khi mang thai cần lưu ý gì?

Bạn đã biết rõ về công dụng của trà bồ công anh chưa?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Vũ · Ngày cập nhật: 10/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo