backup og meta

Ngũ cốc cho người tiểu đường bao gồm những loại nào?

Ngũ cốc cho người tiểu đường bao gồm những loại nào?

Người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên cắt giảm lượng tinh bột mỗi ngày để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Điều này khiến nhiều người hiểu lầm rằng cần cắt giảm toàn bộ các loại ngũ cốc. Tuy nhiên thực tế, ngũ cốc cũng là một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Vậy nên lựa chọn ngũ cốc cho người tiểu đường như thế nào? Ngũ cốc tiểu đường có gì khác biệt so với các loại khác? 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các loại ngũ cốc nên có trong chế độ ăn của người tiểu đường qua các thông tin dưới đây nhé! 

Tiểu đường có được sử dụng ngũ cốc không?

Tiểu đường là là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao do cơ thể thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Người bị tiểu đường thường được khuyến cáo kiểm soát chặt chẽ lượng tinh bột nạp vào trong ngày để đạt hoặc duy trì lượng đường huyết mục tiêu. Điều này không có nghĩa là người bệnh phải kiêng hoàn toàn các sản phẩm có tinh bột. Cụ thể ở đây, người tiểu đường vẫn có thể sử dụng ngũ cốc, với lượng phù hợp.

Tuy nhiên, dùng ngũ cốc có lợi cho sức khỏe hay không còn tùy thuộc vào loại ngũ cốc cụ thể mà bạn lựa chọn.

Lợi ích của ngũ cốc đối với người tiểu đường

ngũ cốc ăn kiêng cho người tiểu đường
Thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết GI thấp giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn

Không chỉ người bệnh tiểu đường mà với tất cả mọi người, ngũ cốc nguyên hạt là một sự lựa chọn thông minh để cung cấp carb, nhất là trong các chế độ ăn kiêng kiểm soát cân nặng. Với người tiểu đường, thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt còn có chỉ số đường huyết GI thấp sẽ giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Khác với các loại ngũ cốc đã qua tinh chế chỉ thuần chứa tinh bột, thành phần của ngũ cốc nguyên hạt còn giữ nguyên nội nhũ, mầm và vỏ cám sẽ giàu chất xơ không hòa tan, các loại chất béo lành mạnh, protein và vitamin B,… Điều này tạo nên giá trị dinh dưỡng cao cho các loại ngũ cốc này. Đồng thời sẽ giúp người sử dụng no lâu hơn, hạn chế lượng thức ăn nạp vào trong ngày.

Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt gồm cả lúa mì, lúa mạch, yến mạch, quinoa,..còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Song song đó, các loại ngũ cốc cho người tiểu đường cũng giúp kiểm soát cân nặng tốt, phù hợp với chế độ ăn kiêng của người tiểu đường.  

Một số loại ngũ cốc cho người tiểu đường

Dưới đây là một số loại ngũ cốc cho người tiểu đường mà bạn có thể tham khảo:

Yến mạch nguyên hạt: “Nữ hoàng” của các loại ngũ cốc  

Yến mạch là một loại thực phẩm chứa chất xơ hòa tan giàu β-glucan – một hoạt chất sinh học có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, giảm đáp ứng insulin và glucose sau ăn, duy trì ổn định đường huyết và lipid máu. Ngoài ra, theo FDA Hoa Kỳ, chế độ ăn mỗi ngày chứa trên 3g β-glucan từ yến mạch hoặc lúa mạch còn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Có thể thấy, yến mạch là lựa chọn khá lý tưởng trong nhóm ngũ cốc cho người tiểu đường. Bạn có thể chọn các loại yến mạch cán dẹt hay cán vỡ để chế biến thành cháo, hoặc làm lớp vụn phủ lên bánh mì, các món mặn,… giúp làm phong phú thêm bữa ăn hằng ngày.  

Gạo lứt 

gạo lứt là một loại ngũ cốc cho người tiểu đường
Gạo lứt là loại ngũ cốc phổ biến được lựa chọn thay thế cho gạo trắng ở người tiểu đường

Gạo lứt (brown rice) là lựa chọn thay thế cho gạo trắng phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ là một loại ngũ cốc tiểu đường thay thế tốt cho cơm trắng, gạo lứt còn là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe với hàm lượng cao chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, với thành phần magie và niacin, gạo lứt còn tốt cho sức khỏe của hệ thần kinh và hệ hô hấp. 

Diêm mạch (Quinoa) 

Quinoa là một loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao với các thành phần như: 

  • Chất xơ và protein giúp làm giảm cảm giác thèm ăn ở người tiểu đường (vì chất xơ thường giúp no lâu). Từ đó giúp ngăn ngừa béo phì và các biến chứng khác của tiểu đường tuýp 2
  • Giàu chất chống oxy hóa, vitamin B, phốt pho, mangan và magiê.

Diêm mạch có chỉ số GI là 53, được xếp vào nhóm trung bình nhưng so với nhóm ngũ cốc thì chỉ số GI này là tương đối thấp. Vì thế, đây được xem là một “ứng cử viên sáng giá” khi nhắc đến ngũ cốc ăn kiêng cho người tiểu đường.   

Lúa mạch nguyên cám

Lúa mạch nguyên cám giàu chất xơ kết hợp với hàm lượng magie cao được xem là một trong các loại ngũ cốc cho người tiểu đường lý tưởng nhất. Carbohydrate trong lúa mạch sẽ được hấp thụ và chuyển hóa thành glucose trong máu dần dần, giúp duy trì năng lượng và chức năng tế bào mà không làm tăng lượng glucose trong máu quá nhanh. 

Kiều mạch: Ngũ cốc nguyên chất dùng làm bánh 

kiều mạch là một loại ngũ cốc cho người tiểu đường
Hạt kiều mạch thường được dùng như một loại ngũ cốc cho người tiểu đường thay thế bột mì trắng trong làm bánh

Với thành phần giàu các chất dinh dưỡng như mangan, magiê, đồng, phốt pho, sắt, vitamin B và chất xơ, hạt kiều mạch thường được dùng như một loại ngũ cốc cho người tiểu đường thay thế bột mì trắng trong làm bánh.

Ngô (bắp) 

Ngô (bắp) được xem là một loại ngũ cốc cho người tiểu đường khi được dùng ở dạng hạt khô. Mặc dù được cho là loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột ở dạng tươi nhưng bỏng khô (không thêm đường, không muối) được xem là một món ăn vặt lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường. Món ăn này có thể thay thế cho các món chiên nướng nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên. 

Ngoài ra, hạt kê, lúa mì mềm, bulgur cũng là những sự lựa chọn bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm cho nhóm ngũ cốc cho người tiểu đường. 

Ngũ cốc cho người tiểu đường: Ăn bao nhiêu là đủ?

ngũ cốc cho người tiểu đường, lượng bao nhiêu là đủ?

Mặc dù không có khuyến nghị chính thức nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng mỗi người cần ăn 3 phần ngũ cốc mỗi ngày. Trong đó mỗi phần tương ứng với khoảng 16g ngũ cốc nguyên hạt hay có thể quy đổi cụ thể tương đương với: 

  • ½ cốc yến mạch nấu chín 
  • ½ cốc gạo lứt nấu chín 
  • ½ cốc mì ý làm từ lúa mì nguyên cám 

Lưu ý rằng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh mì trắng hay bánh quy thường chứa các loại ngũ cốc đã qua tinh chế hơn là ngũ cốc nguyên hạt. Vì vậy chúng sẽ có hàm lượng calo cao và làm tăng đường huyết nhanh hơn. Tốt nhất bạn nên đọc kỹ nhãn thành phần của các loại thực phẩm này trước khi sử dụng nhé!

Những sản phẩm bột ngũ cốc cho người tiểu đường phổ biến

Bên cạnh dùng các loại ngũ cốc nguyên chất, ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại bột ngũ cốc đóng gói cho người tiểu đường, chẳng hạn như:

1. Ngũ cốc Diabet của NutriFood:

  • Thành phần carbohydrat gồm bột lúa mì, mạch nha chiết xuất, fructose, bắp, bột đậu nành, glucose, bột gạo.
  • Chất tạo ngọt Isomaltulose, Erythritol có chỉ số GI thấp.
  • Chất xơ FOS (Fructooligosaccharid), Inulin làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.

2. Calbee – Ngũ cốc dành cho người tiểu đường:

  • Thành phần carbohydrat gồm: Yến mạch, lúa mạch đen, lúa, ngô, hạt bí, hạnh nhân, lúa mì, gạo lứt và các loại trái cây sấy khô: đu đủ, nho, táo, dâu, dừa.
  • Chứa hàm lượng lớn chất xơ ăn kiêng.
  • Xuất xứ: Nhật Bản.

3. Ngũ cốc cho người tiểu đường Green Max:

  • Thành phần gồm nhiều loại hạt: Ngô, lúa miến, gạo nếp đen, bột gạo, khoai tây, bột mì, yến mạch, mè trắng, đậu xanh, khoai mỡ, đậu nành, kiều mạch, lúa mạch, hạt sen, mầm lúa mì, hạt bí,…
  • Chất xơ từ cám gạo.
  • Xuất xứ: Đài Loan.

4. Ngũ cốc Markal:

  • Thành phần gồm 5 loại hạt: lúa mì, yến mạch, đại mạch, lúa mạch đen và gạo.

Lưu ý

Trước khi sử dụng các loại ngũ cốc đóng gói, hãy kiểm tra kỹ lưỡng thành phần của sản phẩm. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, bạn nên chọn loại ngũ cốc có chứa ít nhất 3 gam chất xơ và ít hơn 6 gam đường trong mỗi khẩu phần ăn. Có rất nhiều đường ẩn trong các thành phần ngũ cốc chế biến sẵn có thể làm bạn tính toán sai khẩu phần. Một số thành phần chứa đường thường thấy là: mật ong, nước trái cây cô đặc, mật mía, mật hoa, siro,…

Ngũ cốc không dùng thay thế bữa chính mà được xem như bữa phụ hay bữa ăn sáng. Khi dùng các loại ngũ cốc cho người tiểu đường, không cho thêm đường tinh luyện.

Hy vọng các thông tin trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại ngũ cốc cho người tiểu đường để có thể xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp nhất cho mình nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Breakfast cereals for diabetes

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/diabetes-food-myths/breakfast-cereals

Ngày truy cập 12/5/2022

Healthy grains | Diabetes UK

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/carbohydrates-and-diabetes/healthy-grains

Ngày truy cập 12/5/2022

ABOUT WHOLE GRAINS

https://learningaboutdiabetes.org/wp-content/uploads/pdfs-healthy_eating/AboutWholeGrainsEN.pdf

Ngày truy cập 12/5/2022

Barley > Defeat Diabetes Foundation

https://defeatdiabetes.org/resources/healthful-eating/whole-grains/barley/

Ngày truy cập 12/5/2022

Quinoa > Defeat Diabetes Foundation

https://defeatdiabetes.org/resources/healthful-eating/whole-grains/quinoa/

Ngày truy cập 12/5/2022

The Metabolic Effects of Oats Intake in Patients with Type 2 Diabetes: A Systematic Review and Meta-Analysis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4690088/

Ngày truy cập 12/5/2022

https://www.everydayhealth.com/type-2-diabetes/diet/whole-grains-in-the-diabetes-diet/

Phiên bản hiện tại

10/01/2024

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Nguyễn Ngọc Phượng


Bài viết liên quan

Xây dựng khẩu phần ăn cho người tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì nếu muốn giảm cân?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 10/01/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo