backup og meta

Ăn mặn có bị tiểu đường không? Bị tiểu đường ăn mặn được không?

Ăn mặn có bị tiểu đường không? Bị tiểu đường ăn mặn được không?

Có rất nhiều thông tin xoay quanh tác hại của việc ăn mặn đối với sức khoẻ tim mạch và thận. Vì thế mà nhiều người cũng đặt nghi vấn rằng liệu ăn mặn có bị tiểu đường không.

Trong bài viết này hãy cùng Hello Bacsi giải đáp ăn mặn bị tiểu đường có đúng không, hậu quả của việc ăn mặn với bệnh nhân tiểu đường và cách để bạn giảm muối trong chế độ ăn hiệu quả nhé!

Ăn mặn có bị tiểu đường không? 

Muối là một gia vị cần thiết, tạo vị mặn và không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày. Trong đó natri là nguyên tố đóng vai trò chính trong việc tạo nên vị mặn của muối và dư thừa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. 

Vậy liệu ăn mặn có bị tiểu đường không? Muối không tác động trực tiếp đến đường huyết nhưng dư thừa natri trong máu có thể gây tăng huyết ápbiến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường. Theo thống kê, một người mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp đồng thời có nguy cơ gặp biến chứng tim mạch gấp 4 lần bình thường. 

Tác hại của việc ăn mặn với bệnh tiểu đường  

ăn mặn có bị tiểu đường không tác hại là gì

Tăng huyết áp có mối liên hệ rất chặt chẽ với những rối loạn chuyển hoá trong đái tháo đường. Bệnh nhân tăng huyết áp thường có biểu hiện kháng insulin và có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn bình thường. Song song đó, nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường là các biến chứng trên tim mạch, mà khởi nguồn là tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp cao làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Nó cũng khiến người bệnh có nguy cơ phát triển tất cả các loại biến chứng tiểu đường như mắt, bàn chân,… chứ không riêng gì thận.

Chính vì thế để hỏi ăn mặn có bị tiểu đường không thì câu trả lời là ăn mặn sẽ làm tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và làm trầm trọng thêm các biến chứng ở người đã mắc bệnh.

Ngoài ra, ăn quá nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh ung thư dạ dày. 

Chế độ ăn giảm muối giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Mỗi thìa muối 5g tương đương với 2000mg natri, là lượng là người trưởng thành cần trong một ngày. Với trẻ em dưới 1 tuổi, chỉ khuyến cáo dưới 1,5g muối. Trẻ sơ sinh khuyến cáo dưới 0.3g muối. 

Khi đã có lời giải cho vấn đề ăn mặn có bị tiểu đường không, chúng ta đã hiểu chế độ ăn giảm muối là một bước quan trọng để phòng ngừa nhiều vấn đề tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Bạn cần cắt giảm lượng natri được dung nạp vào cơ thể từ tất cả các nguồn thực phẩm, không chỉ riêng muối ăn.

Hãy cắt giảm muối khi có thể để bảo vệ sức khoẻ

ăn mặn có bị tiểu đường không cần tránh như thế nào

Để duy trì chế độ ăn giảm natri, bạn có thể: 

  • Giảm lượng muối ăn và gia vị (bao gồm hạt nêm, nước mắm,…) cho vào thức ăn khi nấu nướng. Khi đã quen với việc ăn nhạt, bạn có thể từ từ cắt bỏ chúng nhiều hơn. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến, đóng gói sẵn vì hàm lượng natri trong đó rất cao; thay vào đó nên chọn các loại rau củ quả, thịt tươi. 
  • Nếu phải chọn các loại thực phẩm đóng gói sẵn hay thức ăn nhanh, hãy đọc kĩ bảng thành phần của chúng và đảm bảo bạn lượng natri dung nạp vào cơ thể mỗi ngày là phù hợp. 
  • Không nên để nước mắm, nước tương hay muối trên bàn ăn sẽ dễ kích thích thói quen ăn uống xấu. 
  • Sử dụng những gia vị tự nhiên như hành, tỏi, tiêu, ớt, gừng, hồi, quế, thảo quả,… để tăng hương vị cho món ăn.
Lưu ý: Bên cạnh thực phẩm thì một số loại thuốc hay thực phẩm bổ sung dạng sủi cũng có chứa natri (khoảng 1000mg cho 1 viên sủi). Vì thế bạn cần cân nhắc để tính toán lượng natri nạp vào cơ thể mỗi ngày khi dùng thuốc hoặc trao đổi với bác sĩ để được đổi sang loại thuốc viên nén không sủi bọt nhé!
Tìm hiểu thêm: Tiểu đường có uống được sủi C không? Uống thế nào?

Với những thông tin trên đây, Hello Bacsi hi vọng có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc ăn mặn có bị tiểu đường không và cách để thực hành chế độ ăn giảm muối nhé! Hãy nhớ rằng, phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng tiểu đường luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu để kiểm soát bệnh. 

[embed-health-tool-bmr]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Salt and diabetes 

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/food-groups/salt-and-diabetes

Ngày truy cập 9/1/2023

Adding Salt to Meals as a Risk Factor of Type 2 Diabetes Mellitus: A Case–Control Study – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5295111/

Ngày truy cập 9/1/2023

Diabetes, Hypertension, and Cardiovascular Disease: Clinical Insights and Vascular Mechanisms – PMC

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5953551/

Ngày truy cập 9/1/2023

Salt Vs. Sugar – Which is Worse for Your Heart?

https://www.samhealth.org/about-samaritan/news-search/2018/08/07/salt-vs-sugar-which-is-worse-for-your-health

Ngày truy cập 9/1/2023

Diabetes and High Blood Pressure | Johns Hopkins Medicine

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/diabetes/diabetes-and-high-blood-pressure

Ngày truy cập 9/1/2023

Diabetes and blood pressure

https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/managing-your-diabetes/blood-pressure

Ngày truy cập 9/1/2023

Chế độ ăn giảm muối và các bệnh mạn tính không lây

http://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc/che-do-an-giam-muoi-va-cac-benh-man-tinh-khong-lay.html

Ngày truy cập 9/1/2023

Phiên bản hiện tại

30/10/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Yến Ngọc

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp: Hiểu để kiểm soát

Biến chứng của bệnh tiểu đường đáng sợ hơn bạn nghĩ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Trương Yến Ngọc

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Ngã Bảy


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 30/10/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo