Một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể làm chậm sự hấp thụ đường trong máu, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, mỡ máu và cân nặng. Vì vậy, rất nhiều loại trái cây được đưa vào chế độ ăn uống vì chúng có chứa nhiều chất xơ và nước, góp phần làm giảm nguy cơ béo phì, đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì cũng liên quan đến nguy cơ làm tăng khả mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Người bị tiểu đường có nên ăn trái cây không?
Nhiều người lo ngại rằng vì trái cây có chứa đường nên nó có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các loại trái cây đều có chỉ số đường huyết từ thấp đến trung bình, vì vậy chúng không làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng mạnh so với các loại thực phẩm chứa carbohydrate khác như bánh mì trắng hoặc bột nguyên cám.
Vì vậy, để giải đáp cho thắc mắc người bị tiểu đường có nên ăn trái cây không thì câu trả lời là CÓ. Trái cây vẫn là một sự lựa chọn tốt để đưa vào bữa ăn do hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng cao. Trái cây cũng có thể đáp ứng khẩu vị hảo ngọt mà không cần đến bánh kẹo hay thực phẩm khác có giá trị dinh dưỡng thấp.
Hầu hết các loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có ít chất béo và natri (muối). Ngoài ra, trái cây cũng thường chứa các chất dinh dưỡng mà không thể tìm thấy ở những thực phẩm khác. Ví dụ: chuối chứa kali và tryptophan − một axit amin quan trọng; trái cây có mùi như cam, nho có một lượng cao vitamin A và C, là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Một số loại trái cây ngọt như xoài cũng có thể đưa vào thực đơn miễn là bạn không dùng quá nhiều. Kích thước khẩu phần ăn rất quan trọng khi xem xét người bị tiểu đường có nên ăn trái cây không và ảnh hưởng lớn nhất của trái cây đối với lượng đường huyết của người bị tiểu đường sau khi ăn.
Những loại trái cây nên ăn và nên tránh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!