Vấn đề “ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” sẽ còn phụ thuộc vào loại và lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể. Cơ thể con người tạo ra năng lượng bằng glucose, một loại đường đơn giản. Glucose cung cấp năng lượng cho cơ bắp, não bộ và phần còn lại của cơ thể để bạn có thể hoạt động hiệu quả. Glucose thường đến từ các loại đường tự nhiên có trong trái cây, rau củ quả và các thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như ngũ cốc, đậu và khoai tây.
Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường không? Rất nhiều người trong chúng ta đều thích ăn ngọt với các món ăn có chứa đường. Điều này sẽ hoàn toàn không có vấn đề gì khi chúng ta biết cân đối lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Đối với một số người bị tiểu đường, đồ uống có đường hoặc viên nén glucose là rất cần thiết để điều trị bệnh, đặc biệt là khi lượng đường trong máu của bệnh nhân bị xuống quá thấp.
Ăn đường nhiều có bị tiểu đường không? Lượng đường được khuyến nghị dùng hàng ngày là 30 gram đối với người lớn (khoảng 7 muỗng cà phê mỗi ngày). Lấy một ví dụ đơn giản: một muỗng canh tương cà chứa khoảng một muỗng cà phê đường, một chiếc bánh quy socola lại có chứa đến hai muỗng đường. Nếu ăn uống không kiểm soát các loại đồ ngọt kém lành mạnh thì rất có thể bạn sẽ nạp vào người một lượng đường vượt quá nhu cầu hàng ngày và từ đó dễ dẫn đến thừa cân. Vì vậy, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho mình.
Hiểu rõ ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không để cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống

Như đã nói ở trên, vấn đề “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” sẽ còn phụ thuộc vào loại và lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể. Vì vậy, bạn không cần phải cắt hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Những loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, rau củ quả và các thực phẩm từ sữa lại rất tốt và đặc biệt cần thiết cho sức khỏe. Ngược lại, bạn nên cắt giảm lượng đường tinh luyện tiêu thụ.
Hãy thay đổi một số thói quen để cắt giảm đồ ngọt, cũng như giảm được lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn uống của mình. Cụ thể như sau:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!