Trước khi giải thích các chỉ số, hãy đọc qua chúng trước. Chẳng hạn như, lượng glucose trước bữa ăn là 210 mg/dl, 1 giờ sau bữa ăn là 240 mg/dl, chỉ tăng 30 điểm; trong khi lượng glucose trước bữa ăn là 110 mg/dl, sau một giờ lên 240 mg/dl, tăng 130 điểm.
Vậy chính xác mức đường huyết tăng quá cao sau bữa ăn là bao nhiêu? Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyên rằng nên giữ đường huyết dưới 180 mg/dl sau bữa ăn 1–2 giờ. Nhóm chính sách về đái tháo đường châu Âu đề nghị giữ nó tối đa dưới 165 mg/dl, và Hiệp hội các nhà Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ đề nghị giữ dưới 140 mg/dl sau khi ăn, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế khuyến cáo giữ nó dưới 135 mg/dl sau khi ăn. Tuy nhiên, không có một hướng dẫn cụ thể nào của các tổ chức trên đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 so với tiểu đường tuýp 2, người sử dụng insulin so với người không sử dụng, hoặc trẻ em so với người lớn.
4. Cách tiếp cận y khoa để kiểm soát đột biến
Một cách tiếp cận phổ biến để làm giảm lượng glucose trong máu sau bữa ăn là bổ sung insulin. Nhưng chỉ trừ khi mức đường trong máu của bạn vẫn cao trong 3–6 giờ sau khi ăn, nếu không việc dùng nhiều insulin sẽ không giải quyết được vấn đề. Thực tế, việc tăng lượng insulin trong bữa ăn sẽ dẫn đến lượng đường huyết thấp trước bữa ăn tiếp theo.
Dưới đây là một số phương pháp có thể giúp đường huyết hoạt động tốt hơn:
Chọn đúng insulin (hoặc thuốc khác). Insulin hoặc loại thuốc phù hợp có thể phá vỡ khả năng đường huyết đột biến sau bữa ăn. Nói chung, insulin và các loại thuốc khác làm việc nhanh trong một thời gian ngắn sẽ hoạt động tốt hơn so với những loại thuốc hoạt động chậm trong một thời gian dài.
Ví dụ, các chất tương tự insulin có tác động nhanh (như Humalog, NovoLog, và Apidra) sẽ bắt đầu hoạt động 10–15 phút sau khi tiêm và đạt được tốc độ cao trong khoảng một giờ đồng hồ, và loại insulin tác động cực nhanh như Afrezza chỉ mất 15 phút để bắt đầu làm việc và đạt tốc độ cao nhất trong khoảng 30 phút.
Nếu bạn tiêm insulin NPH vào buổi sáng để “che đậy” chất bột đường ăn vào giữa ngày, thì mức đường trong máu của bạn sau bữa ăn trưa và sau bữa ăn nhẹ vào ban ngày có thể sẽ rất cao. Đây cũng là trường hợp nếu bạn dùng insulin trộn sẵn (75/25, 70/30 hoặc 50/50) hai lần mỗi ngày.
Đối với trường hợp ít đột biến hơn, hãy cân nhắc dùng insulin tác dụng nhanh trước mỗi bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ và sử dụng những insulin cơ bản hoạt động lâu dài như Lantus, Levemir, Toujeo hoặc Basaglar xen lẫn những bữa ăn.
Nếu bạn sử dụng thuốc uống cho bệnh tiểu đường, sự lựa chọn thuốc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu sau bữa ăn. Sulfonylureas (glyburide, glipizide và glimepiride) kích thích tuyến tụy tiết ra một lượng insulin ít hơn trong ngày, không tính đến các bữa ăn. Vì những loại thuốc này không tập trung tiết insulin vào những lúc cần thiết nhất, lượng đường trong máu sau bữa ăn có thể tăng cao.
Tuy nhiên, có hai loại thuốc uống, repaglinide (Prandin) và nateglinide (Starlix), cũng kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn nhưng hoạt động nhanh hơn và trong thời gian ngắn. Khi dùng trong bữa ăn, loại thuốc này có thể kiểm soát chất lượng sau bữa ăn tốt hơn so với sulfonylurea.

Một loại thuốc tiểu đường uống khác gọi là chất ức chế alpha-glucosidase (bao gồm các loại thuốc Precose và Glyset) làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn bằng cách ngăn chặn một phần vận chuyển đường qua ruột và vào trong mạch máu. Tuy nhiên, những loại thuốc này đôi khi có thể gây đầy hơi chướng bụng và rối loạn dạ dày ruột.
Thời gian tiêm tĩnh mạch insulin cũng phải hợp lý và đúng cách. Đối với những người dùng insulin tác động nhanh, thời gian tiêm tĩnh mạch có thể có ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu sau bữa ăn. Tiêm tĩnh mạch insulin quá muộn để đáp ứng với sự xâm nhập của glucose vào máu từ các chất bột đường có trong chế độ ăn có thể gây ra đột biến đáng kể lượng glucose trong máu ngay sau khi ăn. Thời gian tiêm insulin đúng cách có thể mang đến sự kiểm soát đường huyết sau bữa ăn tuyệt vời.
Trừ khi bạn bị liệt dạ dày, cách tốt nhất là tiêm tĩnh mạch insulin trước khi ăn. Nhưng trước bữa ăn bao lâu thì được? Nó phụ thuộc chủ yếu vào những gì bạn đang ăn và mức độ đường huyết trước bữa ăn của bạn.
Về cơ bản, chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) của thực phẩm càng cao thì càng phải sử dụng tiêm tĩnh mạch insulin sớm hơn. Chỉ số GI đo lường phân hủy nhanh chóng của thức ăn trong quá trình tiêu hóa và làm tăng đường huyết. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (trên 70) bao gồm ngũ cốc ăn sáng lạnh, bánh mì, khoai tây, cơm và snack. Chúng có xu hướng gây ra sự gia tăng đáng kể lượng đường trong máu khoảng 30–45 phút sau khi ăn. Đối với các bữa ăn chứa thực phẩm có chỉ số GI cao, tốt nhất là nên tiêm tĩnh mạch insulin 15–20 phút trước khi ăn. Điều này sẽ cho phép lượng insulin tối đa gần bằng mức đường huyết tối đa.
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (khoảng 45–70) sẽ tiêu hóa chậm hơn một chút, dẫn đến lượng glucose trong máu thấp hơn, ít nhất 45–60 phút sau khi ăn. Ví dụ như kem, nước cam, bánh, cà rốt, bánh pizza và các bữa ăn bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tốt nhất là bạn nên tiêm tĩnh mạch insulin 5–10 phút trước khi ăn các loại thực phẩm này.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!