Tổn thương dây thần kinh ở chân gây ngứa ran, tê, nóng rát hoặc đau thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần lan lên phía trên cơ thể. Tổn thương dây thần kinh liên quan đến hệ tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không với biến chứng trên thận?
Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ (tiểu cầu thận) chịu trách nhiệm lọc chất thải ra khỏi máu. Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương cho cầu thận, khiến việc đào thải chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể trở nên khó khăn hơn.
Vấn đề về mắt (Bệnh võng mạc tiểu đường)
Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu của mắt, dẫn đến bệnh võng mạc tiểu đường và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, thậm chí là dẫn đến mù lòa. Nếu phát hiện thì cần điều trị sớm để ngăn ngừa mất thị lực.
Tổn thương chân và bàn chân

Tổn thương dây thần kinh ở chân hoặc lưu lượng máu đến chân kém có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở bàn chân, khiến vết loét và vết cắt chậm lành hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao. Các vấn đề về chân do tiểu đường thậm chí sẽ dẫn đến phải cắt cụt chi nếu không được điều trị sớm. Đó là lý do tại sao bạn cần nói với bác sĩ nếu có bất kỳ thay đổi nào ở bàn chân.
Các vấn đề răng miệng
Quá nhiều đường trong máu có thể dẫn đến nhiều đường hơn trong nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Vi khuẩn tạo ra axit tấn công men răng và làm hỏng nướu. Các mạch máu trong nướu cũng có thể bị tổn thương, khiến nướu dễ bị nhiễm trùng hơn.
Bên cạnh đó, vi khuẩn kết hợp với thức ăn sẽ tạo thành một lớp mảng bám trên lưỡi, có thể gây ra bệnh nướu răng, hôi miệng và sâu răng.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Tăng nguy cơ ung thư
Nếu bạn bị tiểu đường, bạn có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nhất định. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường và khiến bạn khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn.
Sức khỏe tình dục
Tổn thương mạch máu và dây thần kinh có thể khiến lượng máu chảy đến các cơ quan sinh dục bị hạn chế và khiến bạn bị mất cảm giác. Riêng đối với nam giới, tình trạng này gây rối loạn chức năng cương dương.
Đối với nữ giới, tình trạng lượng đường trong máu cao còn tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn nguy hiểm bởi gây ra các biến chứng mãn tính khác nữa như:
- Mất thính lực. Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh Alzheimer. Bệnh tiểu đường típ 2 có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
- Trầm cảm. Các triệu chứng trầm cảm phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường típ 1 và típ 2.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ
Ảnh hưởng đến người mẹ
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không ở phụ nữ mang thai? Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị và kiểm soát có thể gặp các biến chứng sau đây:
- Tiền sản giật. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm huyết áp cao, tăng lượng protein trong nước tiểu và sưng phù chân hoặc bàn chân.
- Tiểu đường thai kỳ tái phát. Nếu từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên, bạn có nhiều khả năng mắc lại bệnh này trong lần mang thai tiếp theo và nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường típ 2 trong suốt cuộc đời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!