Bệnh thần kinh đái tháo đường là một biến chứng rất thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bệnh thần kinh đái tháo đường là một biến chứng rất thường gặp ở người bị bệnh tiểu đường. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây nhé!
Bệnh thần kinh đái tháo đường chỉ các tổn thương thần kinh có thể xảy ra nếu bạn bị tiểu đường. Lượng đường cao trong máu (glucose) có thể làm tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể, thường sớm nhất là ở chân và bàn chân.
Tùy thuộc vào các dây thần kinh bị ảnh hưởng, các triệu chứng bệnh thần kinh đái tháo đường có thể gồm đau và tê ở chân/bàn chân, các vấn đề ở hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, mạch máu và tim. Một số người bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ, nhưng một số khác lại có thể khá đau đớn và không thể vận động được.
Đây là một biến chứng tiểu đường nghiêm trọng và phổ biến nhất, có thể ảnh hưởng đến 50% số người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến trình bệnh bằng cách kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu và xây dựng lối sống lành mạnh.
Bệnh thần kinh đái tháo đường có 4 dạng chính. Một người có thể mắc một hoặc nhiều loại bệnh lý thần kinh này. Các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào việc dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Thông thường, các triệu chứng bệnh sẽ phát triển dần dần. Bạn có thể không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào cho đến khi xuất hiện tổn thương thần kinh nghiêm trọng.
Bệnh thần kinh ngoại vi là loại bệnh thần kinh đái tháo đường phổ biến nhất. Bệnh ảnh hưởng đầu tiên đến bàn chân và chân, tiếp theo là tay và cánh tay. Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi thường tồi tệ hơn vào ban đêm, và có thể kèm theo các dấu hiệu sau:
Hệ thống thần kinh tự chủ kiểm soát tim, bàng quang, dạ dày, ruột, cơ quan sinh dục và mắt. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh ở bất kỳ khu vực nào trong số này và gây ra:
Bệnh đám rối – rễ thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở đùi, hông, mông hoặc chân. Dạng bệnh thần kinh đái tháo đường này phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và người lớn tuổi.
Các triệu chứng bệnh thường ở một bên của cơ thể, nhưng đôi khi có thể lan sang phía bên kia, bao gồm:
Theo thời gian, hầu hết người bệnh có thể cải thể sức khỏe một phần.
Bệnh đơn thần kinh là tổn thương một dây thần kinh cụ thể ở mặt, thân hoặc chân. Bệnh phổ biến nhất ở người lớn tuổi, thường tấn công đột ngột và có thể gây đau dữ dội. Tuy nhiên, bệnh thường không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe lâu dài nào.
Thậm chí, các triệu chứng thường biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể của bạn phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Bạn có thể đau ở:
Bệnh đơn thần kinh cũng có thể gây ra các vấn đề về thần kinh ở mắt và mặt, dẫn đến:
Đôi khi bệnh đơn thần kinh xảy ra khi dây thần kinh bị đè nén (chèn ép dây thần kinh). Hội chứng ống cổ tay là một loại bệnh chèn ép dây thần kinh phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nó có thể gây tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc ngón tay, ngoại trừ ngón út. Bạn cũng có thể cảm thấy bàn tay yếu, không thể cầm được đồ vật.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:
Những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng liên quan đến tổn thương thần kinh, chúng có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe khác cần được điều trị ngay. Việc chẩn đoán và điều trị sớm bất kỳ tình trạng sức khỏe nào cũng giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo nên bắt đầu tầm soát bệnh thần kinh do đái tháo đường ngay sau khi một người nào đó được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường týp 2 hoặc 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường týp 1. Sau đó, nên khám sàng lọc mỗi năm một lần.
Nguyên nhân chính xác của từng loại bệnh thần kinh vẫn chưa được biết rõ. Theo các nhà nghiên cứu, lượng đường huyết cao không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ làm tổn thương dây thần kinh và cản trở quá trình truyền tính hiệu, dẫn đến bệnh thần kinh đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao cũng làm suy yếu các thành mạch máu nhỏ (mao mạch), gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh.
Bất cứ ai mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc bệnh thần kinh. Tuy nhiên, nếu có những yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
Bệnh thần kinh tiểu đường có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh thần kinh đái tháo đường bằng cách thực hiện kiểm tra thể chất, cùng với xem xét cẩn thận các triệu chứng và bệnh sử của bạn.
Ngoài ra, mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân xem có vết loét, da nứt nẻ, mụn nước và các vấn đề về xương và khớp không. Cùng với khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm cụ thể để giúp chẩn đoán bệnh thần kinh đái tháo đường, như:
Hầu hết các loại bệnh thần kinh do đái tháo đường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Bước đầu tiên trong việc điều trị là kiểm soát mức đường huyết, huyết áp và cholesterol trong mức cho phép. Một phần quan trọng của điều trị là tập trung vào việc giảm đau và kiểm soát một số triệu chứng.
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc và vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát cơn đau do bệnh thần kinh đái tháo thường. Tuy nhiên, họ không thể sửa chữa các dây thần kinh.
Bạn cũng nên tránh hoặc ngừng hút thuốc và hạn chế uống rượu để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
Thuốc
Các loại thuốc có thể giúp kiểm soát cơn đau bao gồm:
Sử dụng opioid có thể khiến bạn nghiện thuốc, vì vậy các bác sĩ sẽ kê đơn với liều càng thấp càng tốt.
Một người mắc bệnh thần kinh đái tháo đường có thể sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm khác, như thuốc ức chế serotonin-norepinephrine, để điều trị các triệu chứng đau khác của bệnh.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu, được sử dụng kết hợp với thuốc, có thể giúp giảm đau và giảm nguy cơ phụ thuộc vào thuốc opioid.
Việt lý trị liệu cũng có thể giúp giảm bớt:
Bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh thần kinh tiểu đường và các biến chứng của nó bằng cách kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu và chăm sóc tốt cho đôi chân.
Kiểm soát đường huyết
Tại nhà, bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm soát mức đường huyết luôn ở trong phạm vi an toàn. Sự thay đổi lượng đường trong máu có thể đẩy nhanh tốc độ tổn thương thần kinh.
Chăm sóc chân
Các vấn đề về chân, bao gồm các vết loét không lành, loét là một biến chứng phổ biến của bệnh thần kinh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa các vấn đề này bằng cách chăm sóc chân tốt.
Kiểm tra bàn chân của bạn mỗi ngày. Tìm kiếm các vết phồng rộp, vết cắt, vết thâm, da nứt nẻ và bong tróc, đỏ và sưng. Sử dụng gương hoặc nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình giúp kiểm tra các bộ phận của bàn chân khó nhìn thấy.
Giữ chân sạch sẽ và khô ráo. Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Tránh ngâm chân. Lau khô bàn chân và giữa các ngón chân của bạn một cách cẩn thận bằng cách làm mờ hoặc vỗ bằng khăn mềm.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Ban biên tập Hello Bacsi
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!