Trong khi tập

Trong khi tập thể dục, lượng đường trong máu xuống thấp (hạ đường huyết) có thể xảy ra. Nếu bạn đang xây dựng một chế độ tập luyện cho người tiểu đường trong thời gian dài, hãy kiểm tra lượng đường trong máu sau mỗi 30 phút tập luyện, đặc biệt là khi bạn thử một hoạt động mới hay tăng cường độ hoặc thời gian tập luyện lên. Kiểm tra đường huyết cứ sau mỗi 30 phút tập luyện sẽ cho biết liệu lượng đường trong máu có ổn định, đang tăng hay giảm và liệu việc tiếp tục tập thể dục có an toàn hay không.
Việc kiểm tra đường huyết trong khi tập thể dục có thể bất tiện nếu bạn đang tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, điều này là cần thiết trong thời gian đầu khi mới bắt đầu tập luyện cho đến khi bạn biết lượng đường trong máu thay đổi như thế nào với chế độ tập luyện cho người tiểu đường mà bạn đang áp dụng.
Hãy ngừng tập thể dục ngay lập tức nếu:
- Đường huyết giảm xuống dưới 70 mg/dL (3,9 mmol/L)
- Cảm thấy run rẩy, yếu ớt hoặc choáng váng
Lúc này, hãy bổ sung khoảng 15 gram carbohydrate hấp thu nhanh để tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như:
- Viên nén glucose
- 1/2 cốc (118 ml) nước trái cây hoặc nước ngọt thông thường (không phải loại ăn kiêng)
- Kẹo cứng.
Hãy kiểm tra lại lượng đường trong máu sau 15 phút. Nếu vẫn còn quá thấp, hãy ăn thêm 15 gram carbohydrate và kiểm tra lại sau 15 phút tiếp theo. Bạn cứ tiếp tục ăn và kiểm tra đường huyết cho đến khi lượng đường trong máu trở về ngưỡng an toàn hoặc đạt ít nhất 70mg/dL (3,9 mmol/L).
Sau khi tập
Khi xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường, bạn cũng đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu ngay sau khi tập thể dục xong và nhiều lần trong vài giờ tiếp theo.
Việc tập luyện càng nặng thì lượng đường trong máu sẽ càng bị ảnh hưởng lâu dài. Lượng đường trong máu xuống thấp có thể xảy ra sau khi tập thể dục từ 4 đến 8 giờ. Nếu chỉ số đường huyết sau tập giảm thấp, hãy ăn một bữa ăn nhẹ với carbohydrate có tác dụng chậm, chẳng hạn như thanh granola hoặc trái cây sau khi tập luyện để phòng ngừa.
Các bài tập thể dục dành cho người tiểu đường

Khi đã đảm bảo mức đường huyết an toàn cho việc tập luyện thì điều tiếp theo cần quan tâm là chế độ tập luyện cho người tiểu đường nên có những bài tập nào? Hãy hỏi bác sĩ xem các hoạt động hoặc các bài tập mà bạn đang dự định tập luyện có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu như thế nào.
Để đạt được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, các bác sĩ khuyên người tiểu đường nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 30 phút mỗi ngày (5 buổi mỗi tuần) cho các hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải như:
- Aerobic
- Đi bộ nhanh
- Bơi lội
- Đạp xe đạp
- Khiêu vũ
- Thái cực quyền
Các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng trẻ em, hoặc những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 nên tham gia tập luyện ít nhất 60 phút mỗi ngày với các hoạt động có cường độ từ vừa phải đến mạnh như các bài tập luyện sức bền, tập thể dục nhịp điệu.
Tập thể dục có lợi cho sức khỏe của mọi người theo nhiều cách. Việc kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục để xây dựng chế độ tập luyện cho người tiểu đường khoa học có thể cũng quan trọng như chính việc tập thể dục.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!