Tuổi thọ của người nhiễm HIV
Như vậy, đã có câu trả lời cho băn khoăn Bệnh HIV có chữa được không. Mặc dù chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm HIV. Thế nhưng những người được điều trị HIV đúng cách và kịp thời vẫn có thể sống lâu và khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu, người lớn 20 tuổi có HIV dương tính với điều trị ARV ở Hoa Kỳ dự kiến có thể sống đến 70 tuổi. Đây là tuổi thọ gần bằng với tuổi thọ của dân số chung.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tỷ lệ tử vong là hơn 90%. Thời gian trung bình từ khi nhiễm bệnh đến khi tử vong là từ tám đến mười năm.
Nếu bạn kiểm soát HIV đúng cách bằng cách uống thuốc đúng cách và phòng tránh bệnh tật. Bạn sẽ có thể sống một cuộc sống gần như bình thường.
> Có thể bạn quan tâm: HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?
>> Có thể bạn quan tâm: Virus HIV sống được bao lâu? Lầm tưởng về HIV/AIDS
Điều trị HIV
Mặc dù không có cách chữa khỏi HIV hoàn toàn, nhưng có những phương pháp điều trị rất hiệu quả giúp hầu hết những người nhiễm virus có thể sống lâu và khỏe mạnh.
Bệnh nhân HIV điều trị theo liệu pháp ART sẽ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Điều trị HIV làm giảm tải lượng virus HIV trong cơ thể bạn. Hầu hết các trường hợp có thể kiểm soát được virus trong vòng 06 tháng.

Điều gì xảy ra nếu bạn trì hoãn việc điều trị HIV?
Nếu bạn trì hoãn điều trị, HIV sẽ tiếp tục gây hại cho hệ thống miễn dịch. Đồng thời, việc này cũng tăng nguy cơ cao lây truyền HIV cho bạn tình, và đẩy nhanh bệnh tình phát triển thành AIDS.
Cách hạn chế rủi ro lây nhiễm khi sống chung với người HIV
Việc hạn chế rủi ro lây nhiễm khi sống chung với người HIV là điều có thể nếu bạn hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo. Trước nhất, hãy luôn ghi nhớ những phương thức lây truyền HIV:
- Lây qua dịch cơ thế: tinh dịch, máu, dịch âm đạo, dịch trực tràng và sữa mẹ.
- HIV chủ yếu lây qua quan hệ tình dục qua đường hậu môn, âm đạo.
- HIV cũng có thể lây truyền khi dùng chung kim tiêm, hoặc do rủi ro nghề nghiệp (chẳng hạn như chấn thương do kim tiêm).
- HIV cũng có thể lây từ mẹ sang con khi mang thai hoặc cho con bú.
HIV không thể lây lan khi chạm, hôn, bị côn trùng đốt. HIV cũng sẽ không lây nếu dùng đồ dùng nhà vệ sinh, vòi uống nước, khạc nhổ hoặc chạm vào chất dịch cơ thể.
Như vậy, để hạn chế rủi ro lây nhiễm khi sống chung với người HIV, hãy thực hiện những điều sau:
- Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Bao gồm: bao cao su và thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP.
- Không dùng chung kim tiêm
- Đối với người nhiễm HIV, hãy tham gia điều trị đều đặn để duy trì tải lượng virus không thể phát hiện được.
>> Gợi ý cho bạn: Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?
>> Gợi ý cho bạn: 4 cách ngăn ngừa nguy cơ mẹ lây nhiễm HIV sang con
Dự phòng lây truyền HIV
Để hạn chế bị lây nhiễm HIV và không phải lo lắng suy nghĩ bệnh HIV có chữa được không. Điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình khi thường xuyên tiếp xúc với nguồn chứa virus HIV là dự phòng lây nhiễm.

3.1 Sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV (PrEP)
Dự phòng trước phơi nhiễm (hoặc PrEP) là thuốc được dùng để ngăn ngừa nhiễm HIV. PrEP có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV khi được dùng theo chỉ định.
- PrEP làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ quan hệ tình dục khoảng 99%.
- PrEP làm giảm nguy cơ nhiễm HIV do tiêm chích ma túy ít nhất là 74%.
PrEP kém hiệu quả hơn khi không được dùng đúng cách theo quy định. Ngoài ra, PrEP chỉ bảo vệ chống lại HIV.
Vì thế, việc sử dụng bao cao su vẫn rất quan trọng để bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Sử dụng bao cao su cũng giúp ngăn ngừa HIV nếu PrEP không được sử dụng đúng cách.
>>> Đọc thêm: Tác dụng phụ khi dùng thuốc ARV và hướng xử lý
3.2 Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP)
PEP (dự phòng sau phơi nhiễm) là dùng thuốc để ngăn ngừa HIV sau một lần có thể bị phơi nhiễm.
PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ kể từ khi có thể tiếp xúc với HIV.
Nên bắt đầu sử dụng PEP càng sớm thì càng tốt. Nếu được kê đơn PEP, bạn sẽ cần dùng thuốc hàng ngày trong 28 ngày. Hãy liên hệ với các dịch vụ y tế để được chăm sóc khẩn cấp về PEP nếu bạn nghĩ rằng gần đây bạn đã tiếp xúc với HIV:
- Trong khi quan hệ tình dục không an toàn (chẳng hạn như bao cao su bị rách)
- Thông qua việc dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc các thiết bị khác
- Nếu bạn bị tấn công tình dục mà không có biện pháp an toàn.
>>> Đọc thêm: Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào?
PEP dành cho các tình huống khẩn cấp, ngay sau khi có khả năng bị phơi nhiễm với HIV. Tuy nhiên, PEP không thay thế cho việc sử dụng thường xuyên các biện pháp phòng ngừa HIV khác.
4. Những câu hỏi thường gặp về HIV
Dưới đây là những đề xung quanh HIV/AIDS có thể bạn quan tâm:
Hy vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc bệnh HIV có chữa được không. Đồng thời, những thông tin hữu ích về HIV sẽ có ích cho quá trình phòng ngừa và điều trị.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!