- Nghi ngờ vô sinh vì hai vợ chồng không có thai sau 12 tháng cố gắng.
- Giảm ham muốn tình dục.
Trẻ em thường được chỉ định tiến hành xét nghiệm FSH nếu có thời kỳ dậy thì sớm (trước 9 tuổi với bé, trước 10 tuổi với bé trai) hoặc muộn (từ 13 tuổi với bé gái và từ 14 tuổi với bé trai).
Thận trọng
Xét nghiệm FSH có nguy hiểm gì không?
Xét nghiệm FSH là một loại xét nghiệm máu thông thường để đo nồng độ hormone FSH nên hầu như không xảy ra rủi ro nào đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi bạn bị đau và bầm tím ở chỗ ghim kim lấy máu, nhưng triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, một số rủi ro (nhẹ) liên quan đến việc lấy máu có thể xảy ra như:
- Ngất xỉu hoặc cảm thấy lâng lâng
- Đau kéo dài vì phải chọc kim nhiều lần mới lấy được đúng máu tĩnh mạch
- Tụ máu, bầm tím vết lớn
- Nhiễm trùng (rất hiếm)
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về các xét nghiệm y khoa thường gặp nhất
Quy trình
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chuẩn bị trước khi xét nghiệm FSH
Không cần chuẩn bị đặc biệt gì cho xét nghiệm đo nồng độ FSH. Nếu bạn là phụ nữ chưa trải qua thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể yêu cầu bạn lên lịch để xét nghiệm vào một thời điểm cụ thể trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Quá trình xét nghiệm FSH diễn ra như thế nào?
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu xét nghiệm theo các bước:
- Làm sạch bề mặt da bằng cồn sát trùng.
- Quấn một sợi dây cao su (garo) quanh bắp tay để làm nổi phồng tĩnh mạch.
- Đưa kim lấy máu vào tĩnh mạch (thường là bên trong khuỷu tay hoặc trên mu bàn tay) để rút lấy máu sao cho đủ một lọ hay một ống nghiệm để làm kiểm tra.
Sau khi thực hiện
Quy trình lấy máu xét nghiệm chỉ diễn ra không quá 5 phút. Sau khi lấy đủ lượng máu để làm kiểm tra, garo được lấy ra và kỹ thuật viên sẽ dùng bông hoặc băng để cầm máu cho bạn.

Kết quả của xét nghiệm
Kết quả của xét nghiệm FSH bình thường
Mức độ FSH trong máu bình thường sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính.
Ở phụ nữ:
- Trước tuổi dậy thì: 0 – 4,0 mIU/mL (0 – 4,0 IU/L)
- Trong tuổi dậy thì: 0,3 – 10,0 mIU/mL (0,3 – 10,0 IU/L)
- Phụ nữ vẫn đang hành kinh: 4,7 – 21,5 mIU/mL (4,5 – 21,5 IU/L)
- Sau khi mãn kinh: 25,8 – 134,8 mIU/mL (25,8 – 134,8 IU/L)
Ở nam giới:
- Trước tuổi dậy thì: 0 – 5,0 mIU/mL (0 – 5,0 IU/L)
- Trong tuổi dậy thì: 0,3 – 10,0 mIU/mL (0,3 – 10,0 IU/L)
- Người lớn: 1,5 – 12,4 mIU/mL (1,5 – 12,4 IU/L)
Các chỉ số trong mức bình thường này có thể sẽ có sai số đôi chút giữa các phòng thí nghiệm hay khác biệt việc sử dụng kỹ thuật hay mẫu xét nghiệm khác nhau cũng sẽ cho ra kết quả chênh lệch trong mức cho phép.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!