Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc dù đã quan hệ tình dục thường xuyên sau một năm hoặc 6 tháng ở phụ nữ trên 35 tuổi.
Thuật ngữ vô sinh cũng được sử dụng để chỉ tình trạng ở các phụ nữ có thể thụ thai nhưng không có khả năng mang thai tới khi sinh thai nhi.
Nguyên nhân gây vô sinh có thể do bạn hoặc bạn đời của bạn; hay do sự kết hợp của nhiều yếu tố ngăn chặn việc mang thai. May mắn thay, hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả để khắc phục các nguyên nhân gây vô sinh và cải thiện đáng kể cơ hội có thai.
Bệnh vô sinh thường xảy ra ở những người nghiện hút thuốc và uống rượu. Ngoài ra, khả năng thụ thai ở phụ nữ trên 30 tuổi và nam giới trên 40 sẽ thấp hơn nhiều so với lứa tuổi trẻ hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Dấu hiệu chính của hiếm muộn là không thể thụ thai dù đã quan hệ tình dục thường xuyên mà không sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng một năm.
Phụ nữ bị vô sinh có thể không có kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Trong khi đó, nam giới vô sinh có thể có các vấn đề nội tiết tố, chẳng hạn như thay đổi trong tốc độ tăng trưởng tóc, rối loạn chức năng cương dương, giảm ham muốn tình dục hoặc gặp các vấn đề về xuất tinh. Họ cũng có thể có tinh hoàn nhỏ hoặc bị sưng ở bìu.
Thông thường, bạn nên gặp một bác sĩ chuyên điều trị vô sinh nếu bạn và bạn đời đã cố gắng để thụ thai ít nhất một năm nhưng không thành công. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ bác sĩ để được tư vấn rõ hơn nếu bạn là phụ nữ:
Nếu bạn là nam giới, bạn có thể cần gặp bác sĩ khi:
Khoảng 50-60% trường hợp vô sinh có liên quan đến các tình trạng của nữ giới. Các tình trạng này bao gồm bệnh về ống dẫn trứng, các rối loạn về buồng trứng (sự rụng trứng) và các yếu tố liên quan đến tử cung hoặc cổ tử cung. Các nguyên nhân gây vô sinh không rõ ràng khác chiếm từ 10-20%.
Những yếu tố có thể gây vô sinh ở phụ nữ bao gồm:
Khoảng 13-50% trường hợp vô sinh là do yếu tố từ nam giới như lượng tinh trùng thấp, hình dạng tinh trùng bất thường hoặc sự chuyển động bất thường tinh trùng (sự di động).
Những yếu tố có thể gây vô sinh ở nam giới bao gồm:
Bệnh vô sinh thường xảy ra ở những người nghiện hút thuốc và uống rượu. Ngoài ra, khả năng thụ thai ở phụ nữ trên 30 tuổi và nam giới trên 40 tuổi sẽ thấp hơn nhiều so với lứa tuổi trẻ hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Nhiều yếu tố nguy cơ cho bệnh vô sinh ở cả nam và nữ đều giống nhau, bao gồm:
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ tìm ra vấn đề trong quá trình rụng trứng ở phụ nữ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và sau đó tiến hành các xét nghiệm như:
Các phương pháp chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ tìm ra vấn đề trong quá trình sản xuất tinh trùng và xuất tinh ở nam giới. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và sau đó tiến hành các xét nghiệm như:
Việc điều trị dựa trên kết quả tìm thấy của bệnh vô sinh và vượt qua chúng để có thể mang thai. Các cách này bao gồm thay đổi lối sống (như giảm hoặc tăng cân), dùng thuốc (đối với các trường hợp bệnh), các loại hormone và thuốc như clomiphene citrate để buồng trứng bắt đầu rụng trứng. Phẫu thuật (như mở ống dẫn trứng) và các phương pháp khác như bơm tinh trùng vào tử cung hoặc thụ tinh trong ống nghiệm cũng có thể được thử nghiệm.
Ngoài các phương pháp trên, bạn còn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART). Đó bao gồm tất cả các phương pháp chữa trị chứng vô sinh, trong đó cả trứng lẫn tinh trùng đều được sử dụng. Một số phương pháp thông dụng là:
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
Trong một số trường hợp, quan hệ không đúng thời điểm có thể là nguyên nhân khiến bạn vẫn chưa có thai. Bạn có thể sử dụng que thử rụng trứng để dự đoán thời gian tốt nhất để quan hệ tình dục.
Loại que thử này có thể biểu thị sự gia tăng nồng độ hormone trước khi buồng trứng bắt đầu phóng noãn. Bạn có thể cần phải thử lại trong vài ngày để có kết quả chính xác.
Nếu bạn không rụng trứng đều đặn thì bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị. Sự lựa chọn phổ biến nhất là clomiphene. Khoảng một nửa số phụ nữ dùng thuốc này sẽ có thai, thường là trong vòng ba chu kỳ.
Tuy nhiên, do thuốc này sẽ làm bạn phóng nhiều hơn một trứng một lần nên bạn sẽ có nhiều khả năng mang thai sinh đôi hoặc nhiều hơn đấy!
Nếu bạn không có thai sau khi dùng clomiphene khoảng 3-6 tháng, bác sĩ có thể tiêm hormone sinh sản cho bạn để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc như thế này và chúng rất có hiệu quả. Khoảng một nửa số phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt đều mang thai khi được tiêm các hormone này.
Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc kích thích rụng trứng khác, phụ nữ được tiêm hormone sinh sản có thể mang thai đôi hoặc nhiều hơn.
Đối với một số phụ nữ, các vết sẹo có thể ngăn ngừa trứng đi xuống ống dẫn trứng. Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung hoặc nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng vùng chậu hoặc từng trải qua phẫu thuật vùng chậu. Các bác sĩ có thể phẫu thuật lấy mô sẹo ra để làm tăng tỷ lệ mang thai cho bạn.
Thụ tinh nhân tạo là một thủ thuật phổ biến đối với nhiều trường hợp hiếm muộn. Các bác sĩ đặt tinh trùng của người đàn ông vào trong tử cung của người phụ nữ (trong thời điểm rụng trứng) mà không phải vào quả trứng.
Bạn cũng có thể cần phải dùng thuốc để kích thích cơ thể rụng trứng. Thụ tinh nhân tạo ít tốn kém và đơn giản hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng tỷ lệ có thai thì thấp hơn nhiều.
Phụ nữ có khả năng mang thai có thể chọn thụ tinh trong ống nghiệm và sử dụng tinh trùng của người hiến tặng. Bạn có thể phải cố gắng rất nhiều nhưng tỷ lệ có thai là trên 80%. Bạn và chồng mình có thể cần đi tư vấn trước để đảm bảo rằng cả hai bạn đều đã sẵn sàng để nuôi một đứa trẻ không cùng huyết thống với người cha.
Lựa chọn này sẽ mang đến hy vọng cho bạn nếu các phương pháp điều trị vô sinh khác không hiệu quả. Phương pháp này sẽ trực tiếp kết hợp quả trứng và tinh trùng với nhau trong phòng thí nghiệm. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt phôi đã phát triển vào trong tử cung. Cách này có thể gây khó chịu và tốn kém (trung bình chi phí cho một lần thực hiện có thể tốn 100 triệu đồng). Tuy nhiên, đây lại là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao.
Để tăng tỷ lệ thành công, thông thường người ta sẽ chuyển từ 2 đến 4 phôi cùng một lúc. Nhưng điều này có nghĩa là người phụ nữ có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc thậm chí sinh tư.
Đa thai có thể tăng nguy cơ sẩy thai, thiếu máu, huyết áp cao và các biến chứng khác khi mang thai. Đồng thời cũng khiến khả năng sinh non trở nên cao hơn. Vì thế bạn và chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn phương pháp này nhé.
Những phụ nữ trên 40 tuổi có chất lượng trứng kém, hoặc chưa thành công với chu kỳ trước đó có thể xem xét dùng trứng hiến tặng. Quá trình này sẽ kết hợp tinh trùng của người đàn ông với trứng được hiến tặng. Nếu quá trình này thành công, người phụ nữ sẽ mang thai và đứa trẻ là con ruột của chồng mình nhưng không cùng dòng máu với mình.
Đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm bình thường, bác sĩ sẽ đưa phôi vào trong tử cung khi tế bào phôi đã nhân lên 2-8 lần. Nhưng ở cách thụ tinh ống nghiệm dùng phôi nang, phôi sẽ được phát triển trong vòng 5 ngày trước, bác sĩ gọi phôi này là phôi nang. Sau đó các bác sĩ sẽ chọn một hoặc hai phôi nang khỏe mạnh để đưa vào tử cung của người phụ nữ. Điều này loại bỏ khả năng sinh ba và vẫn giữ được tỷ lệ thành công cao.
ICSI là phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng để làm trứng thụ tinh thành phôi. Phương pháp này được thực hiện trong phòng thí nghiệm và phù hợp với những trường hợp tinh trùng của người đàn ông kém chất lượng hoặc người phụ nữ từng thụ thai nhưng không thành công trước đó. Khi trứng thụ tinh đã sẵn sàng, tinh trùng sẽ đi vào tử cung của người phụ nữ thông qua quá trình thụ tinh ống nghiệm bình thường.
Nếu bạn vẫn chưa thành công với thụ tinh ống nghiệm hoặc muốn sử dụng phương pháp ít tốn kém hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng phôi được hiến tặng.
Phôi được hiến là phôi đã được thụ tinh của các cặp vợ chồng đã hoàn thành quá trình thụ tinh. Phương pháp này tốn ít chi phí hơn so với thụ tinh trong ống nghiệm hoặc dùng trứng được hiến. Tuy nhiên, em bé sẽ không phải là con ruột của cả hai vợ chồng.
Mang thai hộ được hiểu là một người phụ nữ này mang thai cho một cặp vợ chồng khác trên cơ sở lấy trứng (noãn) của người vợ và tinh trùng của người chồng bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm phát triển thành phôi. Phôi này được cấy trở lại dạ con của người phụ nữ mang thai hộ.
Sau khi sinh, người phụ nữ này phải trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Về mặt sinh học, mang thai hộ không có sự di truyền giữa người phụ nữ mang thai và đứa trẻ, đứa trẻ sẽ mang gene của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, là máu mủ, ruột thịt, là huyết thống của cặp vợ chồng nhờ mang thai.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!