Nếu bạn liên tục cảm thấy đau dữ dội ở vùng chậu khi quan hệ tình dục hoặc khi đi vệ sinh thì bạn có khả năng đang bị lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng ảnh hưởng đến gần 10% phụ nữ trong những năm sinh sản.
Đôi khi, bạn cũng cảm thấy cơn đau vùng chậu xảy ra ngẫu nhiên mà không có lý do rõ ràng và dễ khiến bạn cảm thấy uể oải, đau buốt, bị chuột rút hoặc đau nhói.
Tình trạng lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do làm giảm chức năng của tử cung với phôi thai.
4. Bạn có lông mọc bất thường
Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới có thể xảy ra khi bạn thấy lông mọc bất thường trên môi, cằm, vùng da ở cổ họng, bụng và gây khó chịu. Đây có thể là những dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (rối loạn nội tiết phổ biến gây khó khăn khi mang thai).
Khi thấy lông mọc ở trên cơ thể và mặt bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân là gì. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm soát sinh sản nội tiết tố bằng cách uống thuốc viên, dùng miếng dán tránh thai hoặc đặt vòng âm đạo.
5. Dấu hiệu của vô sinh: Bạn có sự thay đổi nội tiết tố

Tình trạng thay đổi nội tiết tố thường khó để nhận biết nên bạn cần đến bác sĩ để khám và chữa bệnh.
Khi thay đổi nội tiết tố, bạn có thể tăng cân không giải thích được, mọc nhiều mụn trứng cá, chân và tay hay lạnh, giảm ham muốn tình dục, núm vú chảy sệ, mọc nhiều lông ở mặt hoặc có tóc mỏng mọc trên đỉnh đầu.
6. Bạn tiết sữa từ bầu ngực
Nếu bạn nhận thấy có chất dịch màu trắng đục tiết ra từ ngực giống như sữa nhưng không hề mang thai hay đang cho con bú thì bạn có thể có mức prolactin cao. Hormone prolactine cao giúp cơ thể bạn tạo ra sữa mẹ. Tình trạng này có vẻ vô hại nhưng ngực tiết ra chất dịch giống sữa có thể là một dấu hiệu vô sinh ở nữ giới.
Mức độ prolactin tăng cao làm ngăn cản việc sản xuất hormone giới tính. Tùy thuộc vào mức độ prolactin, phụ nữ có thể bị vô sinh do rụng trứng yếu hoặc không rụng trứng.
Sự tăng vọt prolactin có thể là do bạn gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc có một khối u lành tính. Bạn có thể được bác sĩ kê toa thuốc để giảm mức độ prolactin và làm cho chu kỳ rụng trứng trở lại bình thường.
7. Mắc bệnh lý – dấu hiệu hiếm muộn ở nữ giới

Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn là khi bạn bị tổn thương ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, mãn kinh sớm, lạc nội mạc tử cung, ung thư và đang điều trị ung thư.
8. Bạn đang trong tình trạng béo phì
Theo Medicalnewstoday, tình trạng béo phì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản. Phụ nữ béo phì có xác suất thụ thai thấp hơn và có nguy cơ mắc các vấn đề về thai kỳ cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.
9. Bạn không có thai dù đã cố gắng
Dấu hiệu vô sinh ở nữ giới rõ ràng nhất là bạn không thể thụ thai dù đã cố gắng thử nhiều cách trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn có thể được bác sĩ chẩn đoán vô sinh nếu không mang thai sau 1 năm cố gắng. Nếu bạn trên 35 tuổi thì cũng có thể được đánh giá là vô sinh nếu không có thai sau 6 tháng cố gắng.
Hầu hết những dấu hiệu vô sinh ở phụ nữ có thể được cải thiện và điều trị nếu bạn phát hiện bệnh sớm. Bạn cần chủ động đến bác sĩ khám bệnh khi thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường để tăng khả năng thụ thai nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!