5. Loãng xương
Loãng xương là một trong các bệnh mãn tính thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Đây là tình trạng xương trở nên yếu giòn, dễ gãy. Xương là mô sống liên tục bị phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi việc tạo ra xương mới không theo kịp với sự mất đi của xương cũ.
Loãng xương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ, đặc biệt phụ nữ lớn tuổi đã qua thời kỳ mãn kinh là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Thuốc, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa mất xương hoặc củng cố xương vốn đã yếu.
Một số biện pháp giúp điều trị và phòng ngừa loãng xương bao gồm:
- Bổ sung canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục để xây dựng xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương.
- Tránh hút thuốc
- Hạn chế uống rượu
- Hạn chế thức uống có chứa caffeine.
6. Các bệnh mãn tính thường gặp: Hen suyễn
Hen suyễn là một trong các bệnh mãn thường thường gặp ở đường hô hấp. Đây là tình trạng đường thở bị thu hẹp và sưng lên, có thể tiết thêm chất nhầy. Điều này gây khó thở, thở khò khè và ho. Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi và cần điều trị suốt đời. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Vì vậy, điều quan trọng là bệnh nhân nên theo dõi triệu chứng và tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh:
- Tiêm phòng cúm và viêm phổi
- Tránh tác nhân gây hen suyễn
- Theo dõi nhịp thở.

7. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Khoảng 11% người lớn tuổi đã được điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), một trong các bệnh mãn tính thường gặp nhất với 2 tình trạng chính là khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. COPD gây khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa COPD hoặc ngăn ngừa bệnh tiến triển chính là bỏ hoặc tránh hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn cố gắng tránh khói thuốc thụ động, khói hóa chất và bụi, những thứ có thể gây kích ứng phổi.
Nếu bạn đã bị COPD, hãy hoàn thành các phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định, tiêm vắc xin cúm và viêm phổi theo khuyến cáo của bác sĩ.
8. Bệnh thận mãn tính
80% người lớn tuổi đã được điều trị bệnh thận mãn tính hoặc suy giảm chức năng thận theo thời gian. Những người bị suy giảm chức năng thận có nguy cơ phát triển bệnh tim hoặc suy thận cao hơn.
Hãy áp dụng những mẹo sau đây để ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ triệu chứng bệnh thận mãn tính:
- Điều trị các tình trạng có thể gây hại cho thận, chẳng hạn như tiểu đường và huyết áp cao là những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây tổn thương thận.
- Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về thận, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
9. Bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ
Theo ước tính, khoảng 11% người lớn tuổi được điều trị bệnh Alzheimer hoặc một dạng sa sút trí tuệ khác. Bệnh Alzheimer là một loại bệnh mất trí nhớ cụ thể, một tình trạng gây mất trí nhớ và khó suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề đến mức nó cản trở mọi hoạt động hàng ngày. Sa sút trí tuệ không phải là một phần bình thường của quá trình lão hóa và gây ra bởi những thay đổi trong não theo thời gian.
Các yếu tố nguy cơ của các bệnh mãn tính thường gặp này thường không thể kiểm soát, bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình và di truyền. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã đề xuất kết hợp những thói quen sau vào lối sống để làm chậm hoặc ngăn ngừa bệnh khởi phát.
- Tập thể dục và duy trì hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho tim mà cũng rất tốt cho trí não.
- Ngủ đủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm để bộ não có thời gian nghỉ ngơi và minh mẫn hơn sau giấc ngủ.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bởi nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não.
10. Các bệnh mãn tính thường gặp: Trầm cảm

Theo thống kê, khoảng 14% người lớn tuổi mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm gây ra cảm giác buồn dai dẳng, bi quan, tuyệt vọng, mệt mỏi, khó đưa ra quyết định, chán ăn, mất hứng thú với các hoạt động đã từng yêu thích.
Không có cách nào để ngăn ngừa trầm cảm, tuy nhiên, bạn nên:
- Kiểm soát căng thẳng. Tiếp cận với gia đình và bạn bè trong thời gian khó khăn và cân nhắc việc thiền định thường xuyên.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh. Những gì bạn đưa vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, vì vậy, hãy bổ sung thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng và thúc đẩy việc giải phóng endorphin và những chất hóa học giúp cảm thấy dễ chịu, đồng thời hạn chế tiêu thụ những thứ như rượu, caffein, chất làm ngọt nhân tạo và đã qua chế biến.
- Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có một số lợi ích về thể chất và tâm lý, bao gồm cải thiện tâm trạng thông qua việc giải phóng endorphin và các hóa chất não “cảm thấy tốt” khác, tăng cường sự tự tin và cải thiện ngoại hình của bản thân.
- Điều trị sớm và duy trì theo dõi để ngăn ngừa tái phát. Nếu bạn đã trải qua bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ và điều trị sớm. Thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp tâm lý có thể phù hợp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về top 10 các bệnh mãn tính thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả cho từng bệnh. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay bạn nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!