Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày thực quản

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Khương · Ngày cập nhật: 14/12/2020

    Tìm hiểu về chứng trào ngược dạ dày thực quản
    Quảng cáo

    Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh tiêu hóa mạn tính thường gặp nhất gây ra chứng ợ nóng hay khó tiêu. Có rất nhiều người bị trào ngược dạ dày thực quản, kể cả phụ nữ mang thai. Bệnh có thể được điều trị thông qua việc thay đổi lối sống và sử dụng một số loại thuốc không cần toa của bác sĩ. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh những yếu tố có thể gây khởi phát hoặc khiến chứng trào ngược dạ dày thực quản của bạn trở nặng hơn.

    Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

    Nguyên nhân chính của bệnh là do axit dạ dày hoặc dịch mật trào ngược từ dạ dày vào thực quản.

    Thông thường, thực phẩm và dịch dạ dày sẽ chảy xuống bao tử. Khi nuốt, cơ vòng thực quản dưới sẽ dãn ra để thức ăn đi vào dạ dày, sau đó nó sẽ siết lại.

    Nếu cơ vòng thực quản dưới bị tổn thương không thể siết chặt sẽ khiến thức ăn và axit trong dạ dày bị rò rỉ và trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây khó chịu và có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc thực quản và các vấn đề về tiêu hóa khác.

    Ai có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản?

    Bạn có nguy cơ cao mắc trào ngược dạ dày thực quản nếu bạn có các vấn đề sau:

    Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản?

    Bạn có thể mắc bệnh nếu có các triệu chứng sau đây:

    • Có cảm giác bỏng rát trong lồng ngực (ợ nóng), đôi khi lan tới cổ họng, cùng với miệng có vị chua;
    • Tức ngực;
    • Khó nuốt;
    • Ho khan;
    • Khàn tiếng hay đau họng;
    • Trào ngược thức ăn hoặc axit lên miệng;
    • Cảm thấy trong cổ họng có cục u.

    Cách chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng để chẩn đoán bệnh. Đôi khi, bạn sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận lại, chẳng hạn như:

    • Đo pH trong thực quản. Sử dụng một thiết bị để đo pH trong thực quản trong vòng 24 giờ;
    • Nội soi. Dùng ống đưa vào bên trong thực quản để quan sát và lấy một số mẫu mô (sinh thiết) để quan sát dưới kính hiển vi;
    • Một số xét nghiệm dùng để đo áp lực trong thực quản;
    • Chụp X quang thực quản có dùng chất cản quang để hình ảnh thực quản hiện lên trên phim.

    Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản

    Nhiều người điều trị GERD bằng cách sử dụng những loại thuốc không cần kê đơn và các phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

    Bạn có thể cần phải phẫu thuật hoặc áp dụng các biện pháp khác nếu các triệu chứng trở nặng hơn và uống thuốc không có hiệu quả.

    Bạn cần làm gì để kiểm soát trào ngược dạ dày thực quản?

    Bệnh có thể thuyên giảm thông qua những thay đổi nhỏ trong lối sống. Những phương pháp được gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả:

    • Duy trì cân nặng hợp lý;
    • Tránh mặc quần áo bó sát;
    • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống kích thích chứng ợ nóng, chẳng hạn như thực phẩm chiên, sốt cà chua, sô-cô-la, thức ăn cay, hành tây;
    • Tránh ăn quá no;
    • Tránh nằm ngay sau bữa ăn;
    • Tránh hút thuốc.

    Để tránh biến chứng gây nguy hiểm cho thực quản và các bộ phận các của cơ thể, bạn nên đi khám bác sĩ để kịp thời chữa trị ngay khi có những triệu chứng đầu tiên hoặc khi các dấu hiệu và triệu chứng xảy ra ít nhất hai lần mỗi tuần nếu bạn đã mắc bệnh. Phát hiện điều trị càng sớm thì khả năng lành bệnh càng cao, thêm vào đó bạn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh và nghiêm túc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Đăng Khương · Ngày cập nhật: 14/12/2020

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo