backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ợ nóng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 19/01/2021

Ợ nóng

Tìm hiểu chung

Ợ nóng là gì?

Ợ nóng là cảm giác bỏng rát xảy ra trong lồng ngực. Tình trạng này có thể gây đâu khi bạn nằm hoặc khi bạn uốn cong cơ thể.

Ợ nóng cổ họng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của bạn và trong một số trường hợp, tình trạng này có thể liên quan tới các tình trạng sức khỏe khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng ợ nóng là gì?

Những triệu chứng thường gặp của ợ nóng như cảm thấy đau và có lửa đốt trong lồng ngực. Tình trạng này thường xảy ra sau bữa ăn hoặc vào buổi tối. Bạn cũng cảm thấy đau hơn khi nằm xuống hoặc khi uốn cong cơ thể.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:

  • Cảm thấy đau ngực
  • Khó thở hoặc khó nuốt
  • Ợ nóng cổ họng xảy ra nhiều lần 1 tuần
  • Bạn không thể kiểm soát cơn đau với thuốc không kê đơn
  • Nôn mửa hoặc buồn nôn
  • Giảm vị giác gây sụt cân.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây ợ nóng là gì?

nguyen-nhan-gay-o-nong-khi-mang-thai-va-cach-dieu-tri

Ợ nóng xảy ra do axit bị trào ngược lên từ dạ dày đến thực quản. Khi bạn nuốt thức ăn hoặc nước uống, các cơ ở cuối thực quản sẽ mở rộng để cho chúng dễ trôi vào trong dạ dày và sau đó đóng lại. Tuy nhiên, khi những cơ này bị yếu đi hoặc bị ảnh hưởng, axit từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và gây ra ợ nóng cổ họng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ gây ợ nóng?

Một số loại thức ăn và nước giải khát có thể gây ợ nóng, ví dụ như:

  • Đồ ăn hoặc nước uống cay nóng
  • Hành
  • Các món ăn có cam quít hoặc cà chua
  • Đồ chiên
  • Bạc hà cay
  • Sô cô la
  • Đồ uống có cồn và caffeine
  • Mang thai hoặc bị béo phì cũng khiến bạn có nguy cơ cao bị ợ nóng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán ợ nóng là gì?

tương tác thuốc

Bác sĩ có thể chẩn đoán chứng ợ nóng bằng cách kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và hỏi bạn các câu hỏi về bệnh sử (các triệu chứng bắt đầu từ khi nào, có ai trong gia đình cũng bị tình trạng này hay không, v.v…). Một số xét nghiệm khác bao gồm:

  • Chụp X-quanggiúp bác sĩ có thể nhìn được thực quản và dạ dày;
  • Nội soi: kiểm tra xem thực quản của bạn có đang có vấn đề gì hay không, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy mẫu mô để phân tích;
  • Xét nghiệm axit: để xác định thời gian và khoảng thời gian axit bị trào lên thực quản;
  • Đo áp lực trong thực quản.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ợ nóng?

Ợ nóng cổ họng có thể được điều trị tại nhà với các loại thuốc không cần kê đơn, bao gồm:

  • Antacids để trung hòa lập tức axit dạ dày;
  • Thuốc kháng thụ thể H2 giúp giảm lượng axit dạ dày tiết ra và giảm đau;
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như lansoprazole và omeprazole.

Nếu các loại thuốc này không có tác dụng thì bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn những phương pháp điều trị khác. Đôi khi bạn sẽ cần phẫu thuật trong trường hợp trào ngược nghiêm trọng mà không thể kiểm soát bằng thuốc và gây ra khan giọng, viêm phổi hay thở khò khè.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh ợ nóng là gì?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Thường xuyên kiểm tra cân nặng, tránh để bị tăng cân để giảm áp lực lên dạ dày gây sản sinh nhiều axit
  • Hạn chế mặc quần áo quá chật sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng
  • Tránh ăn các loại thức ăn liệt kê ở trên vì chúng là những yếu tố tác nhân gây ợ nóng
  • Không nằm ngay sau khi ăn ít nhất là 3 tiếng
  • Không ăn ngay trước khi đi ngủ
  • Ăn nhiều bữa với khẩu phần nhỏ
  • Nâng đỡ đầu bằng gối khi ngủ
  • Tránh hút thuốc để giữ cho thực quản làm việc hiệu quả.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 19/01/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo