backup og meta

Bật mí những mẹo hay giúp mẹ bầu giảm chứng ợ nóng hiệu quả

Bật mí những mẹo hay giúp mẹ bầu giảm chứng ợ nóng hiệu quả

Hiện nay, tình trạng ợ nóng xuất hiện ở các mẹ bầu ngày càng phổ biến. Mẹ gặp phải tình trạng này thường thấy khó chịu trong người, kèm theo cảm giác nóng rát ở thượng vị và cuống họng, sau đó xuất hiện vị đắng hoặc chua ở cuống miệng và ợ nóng.

Bà bầu bị ợ nóng có cách nào để làm giảm sự khó chịu hoặc phòng tránh hay không? Những loại thuốc nào có thể dùng để điều trị tình trạng này? Hello Bacsi sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc ở trên cho bạn nhé.

Mẹ bị ợ nóng khi mang thai – Làm sao để kiểm soát và giảm bớt khó chịu?

Chứng ợ nóng không hẳn là một loại bệnh nên mẹ bầu bị ợ nóng chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống thì có thể kiểm soát tình trạng này tốt hơn. Mặc dù bạn chẳng thể nào loại bỏ hoàn toàn được chứng ợ nóng nhưng vẫn có thể thực hiện theo các bước sau để giảm thiểu sự khó chịu:

  1. Tránh những thực phẩm và đồ uống có hại cho đường tiêu hóa: Những đồ uống bạn nên tránh thường bao gồm thức uống có gas, rượu (bắt buộc ngưng sử dụng trong thai kỳ), cà phê, sô cô la, đồ uống chứa nhiều axit như mù tạt và giấm, thịt chế biến sẵn và các thực phẩm cay, thịt chứa nhiều gia vị hoặc thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ.
  2. Không nên ăn quá nhiều mỗi bữa: Thay vào đó, bạn hãy ăn những bữa nhỏ trong suốt cả ngày và dành thời gian để nhai thức ăn thật kỹ.
  3. Tránh uống quá nhiều nước trong bữa ăn: Uống nhiều nước rất quan trọng trong suốt thai kỳ, nhưng bạn hãy uống vào lúc nghỉ giữa các bữa ăn, tuyệt đối đừng uống khi đang ăn.
  4. Nhai kẹo cao su sau khi ăn: Nếu băn khoăn không biết bà bầu ợ nóng nên ăn gì thì đấy là kẹo cao su bạn nhé. Bởi nó giúp kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt để trung hòa bớt axit.
  5. Không ăn gần thời gian ngủ: Cơ thể cần 2–3 giờ để tiêu hóa hết thức ăn trước khi ngủ nên mẹ bầu cần tránh ăn quá trễ.
  6. Hãy kê nhiều gối ngủ quanh cơ thể: Cách giảm ợ nóng khi mang thai rất hữu ích là hãy kê cao những bộ phận phía trên của cơ thể sẽ giúp axit nằm yên trong dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Mách mẹ một vài mẹo hay khác để kiểm soát chứng ợ nóng hiệu quả

cân nặng hợp lý khi mang thai

Bên cạnh những cách trị ợ nóng cho mẹ bầu kể trên, bạn cũng nên áp dụng kết hợp thêm một vài giải pháp hữu ích sau đây để hạn chế ợ nóng tái phát:

Tăng cân lành mạnh và duy trì cân nặng ổn định theo như khuyến cáo của bác sĩ

√ Mặc đồ thoải mái và mềm mại, tránh bất cứ thứ gì xiết chặt quanh bụng và eo

√ Luôn ngồi thẳng lưng khi ăn để giảm bớt áp lực cho dạ dày

√ Không được hút thuốc lá trong quá trình mang thai. Đây không những là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe mà còn làm tăng axit dạ dày.

Nếu những phương pháp nêu trên không thực sự hiệu quả, bạn hãy liên hệ bác sĩ để kê đơn thuốc chống ợ nóng phù hợp nhằm đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ.

Mẹ bầu bị ợ nóng có thể được điều trị bằng những loại thuốc nào?

Ngoài những mẹo như trên, để trị ợ nóng khi mang thai, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc như sau:

Thuốc anticid (thuốc kháng axit) chứa magiê hoặc canxi có thể làm giảm sự khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi mua vì một số loại có chứa nhôm, aspirin hoặc natri nồng độ cao. Lời khuyên là bạn nên báo với bác sĩ sản khoa nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến triệu chứng ợ nóng kể trên.

Vài thuốc trị ợ nóng có thể sẽ gây đau bụng. Nếu có nguy cơ bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật thì tốt nhất bạn nên tránh tự ý sử dụng các loại thuốc này mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có bán có loaị thuốc tên Alginate.

Thuốc Alginate (Algin®) giúp hạn chế chứng ợ nóng bằng cách tạo một lớp màng bảo vệ trên thành dạ dày và thực quản. Tuy nhiên, loại thuốc này phù hợp nhất để chống bệnh trào ngược dạ dày. Trong khi đó, thuốc Antacid giúp trung hòa axit có trong dạ dày, vì thế thuốc rất hữu dụng trong việc điều trị chứng ợ nóng và khó tiêu. Điều quan trọng cần hết sức lưu ý chính là bạn không được lạm dụng bất cứ loại thuốc nào.

Nếu như bạn thường xuyên bị khó tiêu về đêm thì uống thuốc Anticid sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ chính là lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt, bạn cũng có thể đồng thời kết hợp uống thuốc Anticid, nhưng tuyệt đối không được uống hai loại thuốc này cùng lúc. Nguyên nhân là vì khi uống Anticid 2 giờ ngay sau khi uống thuốc sắt, thuốc Anticid có thể sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu sắt của cơ thể.

Hãy liên hệ bác sĩ nếu tất cả các liệt kê trên đây không giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn có cách điều trị khác tốt hơn.

Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về triệu chứng ợ nóng ở mẹ bầu hiện nay.

Có thể bạn quan tâm: Ợ nóng khi mang thai: Mách mẹ cách xử lý hiệu quả nhất

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Indigestion and heartburn in pregnancy

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/indigestion-and-heartburn/#:~:text=Indigestion%2C%20also%20called%20heartburn%20or,safe%20to%20take%20in%20pregnancy. Truy cập ngày 10/02/2022

Heartburn During Pregnancy

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12011-heartburn-during-pregnancy Truy cập ngày 10/02/2022

How Can I Deal With Heartburn During Pregnancy?

https://kidshealth.org/en/parents/heartburn.html Truy cập ngày 10/02/2022

Heartburn during pregnancy: Why it happens and how to get relief

https://www.babycenter.com/0_heartburn-during-pregnancy-why-it-happens-and-how-to-get-rel_242.bc

Ngày truy cập 21/01/2021

Heartburn in pregnancy

https://www.babycentre.co.uk/a242/heartburn-in-pregnancy

Ngày truy cập 21/01/2021

Pregnancy and Heartburn

http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/heartburn-during-pregnancy/

Ngày truy cập 21/01/2021

Phiên bản hiện tại

10/02/2022

Tác giả: Khắc Tiến

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Khắc Tiến · Ngày cập nhật: 10/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo