Sự kỳ thị cũng có thể đóng một vai trò trong việc lây truyền HIV. Người đồng tính thường là đối tượng bị trêu chọc và kỳ thị trong xã hội. Thêm vào đó, một số người lầm tưởng rằng quan hệ đồng giới thì khả năng lây nhiễm HIV chắc chắn xảy ra nên thường cho rằng họ là kẻ “bệnh hoạn”, “lăng nhăng”. Chính điều này khiến cho việc tiếp cận thông tin phòng tránh, xét nghiệm và điều trị của những đối tượng này trở nên khó khăn.
Kết quả xét nghiệm dương tính cũng có thể buộc những người quan hệ đồng tính phải công khai về việc họ đã bị nhiễm bệnh như thế nào. Đây là điều mà họ có thể không muốn hoặc chưa sẵn sàng.
Nếu họ được xét nghiệm và bị nhiễm HIV, việc bị cô lập và thiếu sự hỗ trợ có thể dẫn đến trầm cảm, lạm dụng rượu/ ma túy, chấp nhận rủi ro tình dục, cũng như việc điều trị và chăm sóc không nhất quán.
Các yếu tố rủi ro kinh tế và xã hội

Tại một số khu vực và quốc gia, các yếu tố về kinh tế và xã hội ảnh hưởng không nhỏ vào tỷ lệ lây nhiễm của virus HIV. Những người bị phân biệt chủng tộc, thất nghiệp, nghèo đói, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ, khó tiếp cận chăm sóc sức khỏe có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn hẳn các đối tượng khác.
Tại Mỹ, theo số liệu của CDC, nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV là người Mỹ gốc Phi. Vào năm 2020, nhóm người này chiếm 42% trong tổng số ca chẩn đoán HIV mới. Đứng thứ hai là người Latinh với 27% ca chẩn đoán HIV mới.
Biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh lây nhiễm HIV hiệu quả:
- Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su/ màng chắn miệng mỗi khi quan hệ tình dục bằng miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Hạn chế tối đa số lượng bạn tình
- Xét nghiệm HIV định kỳ: Nếu bạn là MSM, hãy cân nhắc xét nghiệm HIV ít nhất mỗi năm một lần. Những người quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc bạn tình không rõ tình trạng nhiễm HIV nên cân nhắc đi xét nghiệm thường xuyên hơn, chẳng hạn như 3 đến 6 tháng một lần.
- Cân nhắc dùng PrEP hoặc PEP: Nếu bạn không bị nhiễm HIV, hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên dùng PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm) để giảm khả năng nhiễm virus hay không. Nếu bạn quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV hoặc người có thể nhiễm HIV, hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng PEP (dự phòng sau phơi nhiễm).
>>> Đọc thêm: Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV như thế nào?
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn giải đáp quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không, cũng như các phương pháp để phòng ngừa rủi ro. Dù bạn là đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, chuyển giới hay dị tính, bạn hoàn toàn có thể bị lây nhiễm HIV nếu có quan hệ tình dục không được bảo vệ. Do đó, hãy luôn sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm và xét nghiệm HIV khi nghi ngờ lây nhiễm.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!